Ăn uống đóng vai trò rất quan trọng
đối với các sản phụ, nó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi và
quá trình sinh nở của thai phụ.
Trong thời gian mang thai, phụ nữ cần
phải có một chế độ ăn uống thích hợp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần
thiết như đạm, tinh bột và đường cùng các vitamin và chất khoáng cần thiết. Các
bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo trung bình trong thời kỳ mang thai, thai phụ cần
tăng từ 10-15 kg.
Dinh dưỡng thiết yếu trong suốt thời
kỳ mang thai không những ảnh hưởng tới trẻ ngay lúc chào đời mà còn trong suốt
thời kỳ trẻ thơ cũng như khi đã lớn khôn. Các chất không thể thiếu là:
- Chất đạm (Protein):
Là yếu tố cấu trúc chính của cơ thể, các loại thức ăn hàng đầu có chứa đạm là:
phômai, sữa, trứng, cá tươi, tôm càng xanh, thịt bò, heo... Ví dụ trong ngày,
thai phụ có thể ăn 100gr phomai mềm, 100gr cá tươi, 75 gr thịt hoặc 3 quả
trứng.
- Các loại ngũ cốc nguyên
chất và các loại đường phức hợp: như bún, phở, cơm, hạt ngũ cốc hoặc
hạt đậu nành, đậu trắng, đậu Hà Lan... Một ngày có thể ăn 25gr hạt ngũ cốc, 75gr
bánh phở hoặc cơm, một lát bánh mì và 100gr đậu lăng.
- Các loại thức ăn có chứa
canxi: phomai, sữa, cá mòi...
- Rau xanh, rau củ có màu
vàng, đỏ và trái cây: rau cải, bó xôi, bông cải xanh, cà rốt, cà chua,
ớt ngọt... Mỗi ngày có thể dùng 25 gr rau xanh, 50 gr dưa leo, 1 trái cam hoặc
bưởi.
- Thức ăn có chứa vitamin C:
ớt, cà chua, nho, chanh, dâu, lựu, bưởi...
- Các nguồn cung cấp chất
khoáng và vitamin:
+ Vitamin A: Sữa, bơ, pho mai, cá có dầu, gan, trái cây màu
xanh, màu vàng...
+ Vitamin B1: các loại ngũ cốc, hạt điều, đậu, các loại thịt hữu cơ, mộng ngũ cốc, men bia...
+ Vitamin B2: men bia, mộng ngũ cốc, thịt, rau xanh các loại.
+ Vitamin B3: thịt hữu cơ, trứng, đậu phộng.
+ Vitamin B5: thịt hữu cơ, các loại ngũ cốc, phomai...
+ Vitamin B6: men bia, các loại ngũ cốc, bột đậu nành, nấm, khoai tây, trái cây các loại…
+ Vitamin B12: thịt hữu cơ, cá, trứng, sữa...
+ Axi Folic: rau sống, đậu Hà Lan, bột đậu nành, cam, chuối, hạt bắp, trái dừa...
+ Vitamin D: sữa, cá có dầu, lòng đỏ trứng…
+ Vitamin E: mộng ngũ cốc, lòng đỏ trứng, đậu phộng...
+ Chất sắt: cật heo, bò; lòng đỏ trứng, thịt bò, bột bắp, đậu xanh, đen...
+ Chất kẽm: trong lớp cám lúa, trứng, các loại hạt...
+ Vitamin B1: các loại ngũ cốc, hạt điều, đậu, các loại thịt hữu cơ, mộng ngũ cốc, men bia...
+ Vitamin B2: men bia, mộng ngũ cốc, thịt, rau xanh các loại.
+ Vitamin B3: thịt hữu cơ, trứng, đậu phộng.
+ Vitamin B5: thịt hữu cơ, các loại ngũ cốc, phomai...
+ Vitamin B6: men bia, các loại ngũ cốc, bột đậu nành, nấm, khoai tây, trái cây các loại…
+ Vitamin B12: thịt hữu cơ, cá, trứng, sữa...
+ Axi Folic: rau sống, đậu Hà Lan, bột đậu nành, cam, chuối, hạt bắp, trái dừa...
+ Vitamin D: sữa, cá có dầu, lòng đỏ trứng…
+ Vitamin E: mộng ngũ cốc, lòng đỏ trứng, đậu phộng...
+ Chất sắt: cật heo, bò; lòng đỏ trứng, thịt bò, bột bắp, đậu xanh, đen...
+ Chất kẽm: trong lớp cám lúa, trứng, các loại hạt...
Nên tránh một số loại thức ăn kẹo,
chocolate, trái cây đóng hộp, thịt hộp, kem, si-rô, các loại thực phẩm chế biến
sẵn có đường, nước sốt... nên dùng các loại thực phẩm tươi sống hoặc đông lạnh.
No comments:
Post a Comment