Wednesday, August 8, 2012

Các bài thuốc dân gian chữa mất ngủ




1. Táo chua

Dùng 50g hạt táo chua, giã nhỏ. Đun sôi kỹ với 300ml nước trong 15 phút. Dùng nước này uống hàng ngày trước khi đi ngủ giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Tinh dầu có trong hạt táo có tác dụng dưỡng não, an thần.

2. Quả nhãn

Lấy 100g cùi nhãn tươi với 200ml nước, nấu thành canh, để nguội. Dùng hàng ngày, trước khi đi ngủ 30phút.

Canh từ cùi nhãn tươi giúp cho việc lưu thông máu lên não trở nên dễ dàng, tránh suy nhược thần kinh, giúp giảm căng thẳng và đau đầu.

3. Hoa bách hợp (hoa loa kèn)

Hấp chín 200gram hoa bách hợp. Cho thêm 1 lòng đỏ trứng gà và 50 gram đường phèn rồi trộn đều.

Sau đó tiếp tục hấp cách thuỷ trong vòng 10 phút. Nên dùng nóng trước khi đi ngủ 1 tiếng.

Hoa bách hợp có tính hàn, giúp ngủ ngon và điều hoà hoạt động của hệ thần kinh. Dùng thường xuyên có thể tránh được các bệnh như: đau đầu, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ…

4. Táo đỏ

Dùng 200 gram táo đỏ tươi và 500ml nước, sắc lấy nước. có thể dùng nước này thay nước uống hàng, giúp bổ thận, mát gan, tinh thần thoải mái.

5. Quế

Lấy 10gram quế khô trộn với 100 gram hạt sen tươi và 300ml nước. Nấu kĩ thành canh. Có thể cho thêm một chút đường phèn.

Quế và hạt sen có tác dụng an thần, ngủ ngon, dưỡng sắc. Người già, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh nên thường xuyên dùng loại canh này.
6. Đậu xanh

Dùng 50gram đậu xanh và 10 gram đường phèn nấu kỹ với 200ml nước. Dùng khi còn nóng. Khi dùng có thể cho thêm chút sữa.

Món canh này thích hợp với mọi người, nhất là những người mất ngủ lâu ngày, hoặc thường xuyên phải làm việc căng thẳng.

Khi nào thì siêu âm


Dù có siêu âm thai, bạn cũng sẽ khó phát hiện bệnh down và một số dị tật do bất thường nhiễm sắc thể khác nếu bỏ qua thời điểm 12-14 tuần.
Bác sĩ Trần Danh Cường, Phó giám đốc Trung tâm chẩn đoán trước sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết tỷ lệ thai nhi dị dạng ở Việt Nam hiện là 3%, hay gặp nhất là dị tật ở hệ thống thần kinh, đầu - mặt - cổ, ngực -bụng. Siêu âm là cách hiệu quả và đơn giản để phát hiện các khiếm khuyết này.
Theo bác sĩ Cường, có 3 lần siêu âm được coi là bắt buộc để xác định thai có bình thường hay không, đó là:
12-14 tuần: Ở thời điểm này, siêu âm giúp tính tuổi thai cực kỳ chính xác. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm duy nhất có thể đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm (gây bệnh down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành...). Ngoài 14 tuần, việc đo này sẽ không còn chính xác nữa. Nếu khoảng sáng sau gáy tăng, vào tuần thứ 18, thai phụ cần được chọc ối để chẩn đoán bệnh down và siêu âm hình thái xem có dị dạng hay không.
21-24 tuần: Nếu người mẹ không quá béo, máy siêu âm tốt và trình độ bác sĩ ổn thì việc siêu âm lúc này có thể giúp phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng. Lần siêu âm này rất quan trọng vì nếu cần đình chỉ thai nghén thì phải làm trước tuần thứ 28. Sau thời gian đó, nếu kích thích đẻ non thì thai dị tật vẫn có thể sống, và việc chẩn đoán trước sinh sẽ không còn ý nghĩa.
30-32 tuần: Lần siêu âm này giúp phát hiện một số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc của não. Ngoài ra, siêu âm lúc 30-32 tuần cũng giúp nhận biết tình trạng phát triển chậm trong tử cung - một nguyên nhân gây suy thai và ngạt sau đẻ.
Ngoài 3 lần xét nghiệm trên, bác sĩ Trần Danh Cường cũng khuyến cáo, tất cả các thai phụ nên làm xét nghiệm sàng lọc mang tên Triple test, giúp dự đoán nguy cơ dị dạng nhiễm sắc thể của thai. Nếu kết quả dưới 1/125 thì có thể yên tâm là em bé hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm này chính xác đến 95,5%, tuy nhiên cũng chỉ có giá trị khi được thực hiện vào tuần thai 14-17. Chi phí cho một lần làm Triple test là 250.000 đồng.



Không phải phòng siêu âm nào cũng phát hiện được dị tật thai
Bác sĩ Cường khẳng định, không phải phòng khám nào có máy và bác sĩ siêu âm cũng có thể chẩn đoán dị tật thai nhi. Việc đo khoảng sáng sau gáy hay siêu âm hình thái đều phải được đào tạo chuyên môn riêng. Trong khi đó, các trường y ở Việt Nam hiện chưa có môn này.
Hiện nay các cơ sở chuyên về sản khoa hay trung tâm khám bệnh lớn thường có bác sĩ có chuyên môn về siêu âm chẩn đoán dị tật thai nhi. Còn những cơ sở y tế khác, đặc biệt là các tỉnh, rất ít bác sĩ đủ khả năng trong lĩnh vực này. Mặt khác, để siêu âm hình thái thai nhi, thời gian thực hiện ít nhất phải là 10-15 phút để rà soát hết các cơ quan. Trong khi đó, các phòng siêu âm thông thường hiện nay chỉ làm trong 5-6 phút, đo các chỉ số cơ bản như cân nặng, tim thai, chiều dài xương đùi, kích thước lưỡng đỉnh, ngày dự sinh...
Đó là nguyên nhân khiến khá nhiều trẻ dị tật nặng vẫn được sinh ra, nhất là tại các địa phương mà hệ thống y tế chưa phát triển. Nhiều bà mẹ mặc dù đi khám và siêu âm nhiều lần khi mang thai nhưng đến tận khi con ra đời mới biết trẻ có tật khó sống. Trường hợp hai bé sinh đôi có chung một thân mình, tim, cột sống và cơ quan sinh dục ra đời ở Hải Dương (đã tử vong cuối tháng 5) là một ví dụ.

Phòng chống suy dinh dưỡng bào thai


Người ta cho rằng có 4 yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển của bào thai, tác động đến sức khỏe sau này của đứa trẻ, mà chỉ cần có lời khuyên cho người mẹ cũng có thể đem lại kết quả đáng kích lệ. Đó là:

Tuổi tác của người mẹ

Cơ thể của con người được phát triển và lớn lên trong một quá trình rất dài cho đến 25 tuổi mới thực sự ngừng lớn và phát triển hoàn toàn, với người phụ nữ cũng vậy. Tuy nhiên với cơ thể của phụ nữ thì tuổi 30 trở đi đã bắt đầu có hiện tượng thoái hóa, già cỗi dần.


Chính vì vậy thời gian thực hiện thiên chức sinh sản, sinh con tốt nhất của người phụ nữ là từ 25 đến 30 tuổi. Nếu đẻ sớm hơn, đẻ trước 25 tuổi sẽ làm cho cơ thể người mẹ ngừng lớn, ngừng phát triển, vì phải chia sẻ phần mình cho cái thai. Chính vì vậy, ở các nước nghèo, chậm phát triển, đặc biệt là các nước phương đông, châu Á, do tục lệ gả chồng sớm cho con gái, đã làm cho phụ nữ thấp bé, còi cọc, đứa trẻ đẻ ra cũng dễ bị còi cọc cho dù người chồng có cao to. Điều này có nghĩa là tầm vóc, chiều cao của người mẹ sẽ quyết định tầm vóc, chiều cao của các con. Tầm vóc phụ thuộc vào tuổi của người mẹ lúc mang thai. Tuổi của người mẹ không những ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ, mà còn có thể vì tuổi quá lớn vẫn sinh con sẽ dễ đẻ ra những đứa trẻ không bình thường, bị dị tật bẩm sinh, điển hình là hội chứng Down, tim bẩm sinh, hở hàm ếch, sứt môi, nên sau 35 tuổi sinh đẻ sẽ không an toàn.


Sức khỏe của bà mẹ


Cần chăm sóc thai nhi ngay từ đầu để có những đứa trẻ khỏe mạnh cả về thể chất và trí tuệ sau này.


Sức khỏe của mẹ sẽ quyết định sức khỏe của con. Nếu mẹ khỏe mạnh sẽ đẻ ra những đứa con khỏe mạnh. Trong thời gian có thai, nếu mẹ bị cúm, sốt phát ban, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp, sẽ dễ đẻ ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh. Khi mẹ đang có những bệnh mạn tính như sốt rét, viêm gan, thấp tim, phù thận, cần phải chữa khỏi bệnh rồi mới mang thai. Có những bệnh của người mẹ có khả năng lây truyền cho con như giang mai, HIV/AIDS, vì vậy cần khám sức khỏe, nếu thực sự an toàn khỏe mạnh hãy sinh con.


Có một số bệnh di truyền, mẹ mang các gen bệnh trong người nhưng vì thể ẩn nên không biểu hiện thành bệnh (như một số các bệnh nột tiết và di truyền, chuyển hóa). Trong trường hợp này bà mẹ cần đến gặp các thầy thuốc nhi khoa về di truyền học, nội tiết học để có lời khuyên và những biện pháp chẩn đoán sớm, cái thai nào là lành mạnh nên để sinh, cái thai nào mang mầm bệnh cần chấm dứt sớm để không đẻ ra những đứa con mang bệnh.


Dinh dưỡng của người mẹ


Thời kỳ trẻ còn trong bào thai, dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc vào dinh dưỡng của mẹ. Nguồn dinh dưỡng của mẹ, sẽ theo máu, qua rau thai đến cung cấp cho con. Vì vậy khi có thai mẹ vừa ăn cho mình, vừa ăn cho con.


Thành phần dinh dưỡng lúc này không phải chỉ cần có số lượng, ăn nhiều và đủ mà mẹ phải ăn có chất mới bảo đảm sự phát triển của bào thai. Ví dụ, mẹ chỉ ăn đủ no, nhưng bữa ăn toàn chất bột, cơm ngô khoai sắn. Đứa con cũng sẽ to, nhưng chiều cao sẽ ngắn, lớn lên sẽ thấp lùn. Vì để cấu tạo nên bộ khung xương, cơ thể của trẻ cần có chất đạm, đó là thịt, trứng, đậu, tôm, cá. Những chất này sẽ xây dựng các tổ chức cơ quan cho trẻ như hệ thống não thần kinh trung ương, tim, gan, phổi, bộ máy tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu,...


Mẹ cần phải ăn đủ rau xanh, hoa quả vì trong đó sẽ cho nhiều chất khoáng như sắt, đồng, kẽm, canxi, photpho cũng như các loại vitamin, nếu thiếu những thứ này sẽ bị thiếu máu, còi xương, thiếu vitamin A, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ, còi xương, mù lòa do thiếu vitamin A, v.v...


Ở những nước phát triển, không chờ đến khi có thai mới đặt vấn đề chăm sóc bà mẹ mà việc chăm sóc này được làm sớm hơn nhiều, ngay từ khi còn là một bé gái (bảo đảm ăn uống đủ chất để cơ thể phát triển cân đối, tầm vóc cao khỏe), có thế mới có được một thế hệ tương lai khỏe mạnh hơn.


Điều kiện lao động của mẹ khi mang thai và cho con bú


Bình thường, khi chúng ta lao động đã phải tiêu hao năng lượng, lao động càng nặng thì tiêu hao năng lượng càng nhiều. Khi có thai, ngoài năng lượng tiêu hao do lao động người mẹ còn phải dành một phần đáng kể năng lượng cho phát triển thai nhi và dự trữ để sinh sữa cho con bú sau này.


Cuối thai kỳ (tức sau 9 tháng 10 ngày), bà mẹ phải tăng cân được 12kg trở lên, 3 tháng đầu chỉ tăng 1kg, 3 tháng thứ hai tăng 5kg, 3 tháng cuối mỗi tháng tăng 2kg. Số cân nặng này chia cho bào thai, rau thai, nước ối, và máu hết 7,5kg, 5kg còn lại được chuyển vào mô mỡ dự trữ để tiết sữa nuôi con.


Nếu mẹ chỉ tăng được 6-7kg trong thời kỳ mang thai như chị em phụ nữ ta hiện nay thì sau sinh con, mẹ không còn gì để sinh sữa. điều này đã giải thích vì sao ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều bà mẹ bị ít sữa, mất sữa sớm, không có sữa để nuôi con.


Tóm lại, 4 yếu tố trên đây rất có ý nghĩa quyết định đến phát triển bào thai, sức khỏe đứa trẻ lúc ra đời, sức khỏe thể chất và trí tuệ lâu dài sau này.


Không nên ăn cá biển trong thời kỳ mang thai


Trường Đại học Bắc Carolina (Mỹ) kiểm tra thấy có 24 loại cá họ kiếm thường bán ở các chợ và siêu thị và được người tiêu dùng mua thường xuyên, có chứa lượng thuỷ ngân cao quá mức cho phép.
 
Vì vậy, nhóm kiểm tra rất mong các siêu thị nên dán khuyến cáo để người tiêu dùng suy nghĩ kỹ trước khi mua cá. Thậm chí, các nhà chức trách trong bang đã khuyến cáo phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ nên tránh sử dụng các loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu... vì chúng khiến trẻ bị suy nhược và kém phát triển; gây ra bệnh tim, vấn đề hệ thần kinh và thận ở người lớn.
 
Nhưng thế không có nghĩa là chúng ta ngừng ăn cá. Để phòng ngộ độc thuỷ ngân, bạn có thể chọn các loại thuỷ hải sản như tôm, cá hồi, cá pollock, cá trê. Còn cá ngừ đen và cá ngừ trắng thì nên ăn ít hơn 1 bữa/tuần bởi tuy không chứa lượng thuỷ ngân cao như ở cá kiếm, nhưng vẫn vượt mức cho phép

Cá chép - thức ăn lý tưởng của phụ nữ có thai


Theo các sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét..., là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận.

Một số món ăn bài thuốc từ cá chép:


Cá chép hầm gạo nếp: Có tác dụng an thai, bổ khí huyết, ôn tỳ vị, trừ mỏi mệt, thiếu máu, lợi sữa. Cá chép một con 250 g, gừng một lát, gạo nếp 200 g. Cá luộc chín tẩm rượu rồi cho táo gừng vào cháo nhừ.


Canh cá chép với táo: Kiện tỳ, dưỡng huyết, trợ thai sinh trưởng. Cá chép một con 500 g, đại táo 40 g. Cá làm sạch cho táo, cho ít muối vào nấu chín. Ăn cả và uống dần nước canh. Ăn tuần một lần, liên tục 2-3 lần.


Cá chép nấu canh đậu đỏ (hạt nhỏ): An thai bổ máu, lợi tiểu tiêu thũng. Cá chép để nguyên vảy một con 500 g, nấu cùng 150 g đậu đỏ cho nhừ để ăn cái và nước.


Cháo cá chép đậu xị: Có tác dụng an thai, lợi tiểu, kiện tỳ, dưỡng vị. Cá chép một con 500 g, đậu xị 10 g, hành 2 cây, gạo nếp 200 g. Luộc cá lấy nước, cá bỏ xương, nấu cháo. Cháo nhừ cho đậu xị, hành, nấu sôi lại, chia 2 lần để ăn.


Cá chép, a giao chữa động thai: Cá chép một con 500 g, a giao (sao) 20 g, gạo nếp 100 g, nước vừa đủ, nấu cháo gần chín cho gừng, vỏ quýt, muối. Ăn liền một tuần thì khỏi.


Cháo cá chép, rễ gai: Có tác dụng an thai chữa mỏi lưng, phù thũng: Cá chép tươi một con (400-500 g), rễ cây gai 15 g, gạo nếp 100 g, cá chép làm sạch nấu lấy nước bỏ xương. Rễ gai sắc lấy nước bỏ bã. Lấy nước cá, nước rễ gai nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần, một liệu trình 3-5 ngày.


Cháo cá chép, hành, nghệ: Có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, lợi sữa: Cá chép một con 500 g, gạo tẻ 100 g, 2 cây hành, bột nghệ, rượu vang, gia vị. Cá chép làm sạch ướp rượu, bột nghệ, rồi luộc chín lóc bỏ xương lấy nạc và nước. Nấu cháo nhừ mới cho nước luộc cá, hành, gia vị vào, nấu sôi lại. Ăn vào buổi sáng và tối (trong Bản thảo cương mục không dùng nghệ mà lại dùng gừng và trần bì).


Canh cá chép, đẳng sâm, hoàng kỳ: Bổ tỳ, kiện vị, lợi tiểu, tiêu phù, an thai, lợi sữa. Cá chép một con 500 g làm sạch, đẳng sâm 15 g, hoàng kỳ 50 g, cho vào túi rồi cùng cá nấu canh (để lửa nhỏ, lâu cho nhừ).


Canh cá chép, bạch truật: Kiện tỳ, lợi thủy, dưỡng huyết, an thai. Cá chép một con 500 g, bạch truật 15 g, phục linh 15 g, đương quy, bạch thược, gừng tươi mỗi thứ 10 g. Cá chép đánh vảy bỏ ruột, mang. Các vị thuốc bỏ vào túi vải, cùng nước 1.500 ml, cá nấu chín. Ăn cá uống canh.


Canh cá chép đen: Kiện tỳ, thảm thấp, lợi tiểu, hết phù, an thai. Cá chép đen một con khoảng 500 g, xích tiểu đậu 100 g, bạch truật 20 g, tang bạch bì 15 g, trần bì 10 g, hành hoa 3 cây. Cá chép làm sạch. Trước hết nấu xích tiểu đậu với 2 lít nước cho nở. Các vị thuốc khác cho vào túi vải rồi cho cá cùng vào nồi có đậu, ninh đến khi đậu nhừ thì cho hành, không cho muối. Ăn cá trước rồi ăn đậu, sau uống canh, ngày 3 lần thì hết.


Canh cá chép đỗ trọng: Ôn dương, bổ thận, lợi tiểu, tiêu thũng, chữa phù, đau lưng. Đuôi cá chép to 500 g, đỗ trọng 30 g, câu kỷ tử 30 g, can khương (gừng khô) 10 g. Cá chép làm sạch nấu chung với túi bỏ 3 vị thuốc. Hầm một giờ chia 2 lần ăn trong ngày cả cá và nước (bỏ bã thuốc), cũng có thể ăn hằng ngày hoặc cách ngày. Ăn 5-7 lần liền, nghỉ một thời gian rồi dùng tiếp.

Hải sản trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai: ăn gì, ăn như thế nào?


Cá và các loại hải sản khác như tôm, cua… là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của người phụ nữ đang mang thai. Chúng là nguồn thực phẩm có hàm lượng protein cao, chất béo thấp, acid omega-3 cao cùng nhiều chất dinh dưỡng khác. Đây là một loại thực phẩm rất tốt cho phụ nữ, những người chuẩn bị có thai, đang có thai hoặc khi đang nuôi con nhỏ.

Tuy nhiên, không phải tất cả đều có lợi. Ăn những loại nào, ăn bao nhiêu thì tốt nhất là điều cần phải quan tâm. Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra 5 lời khuyên sau trong việc đưa hản sản vào thực đơn của người phụ nữ mang thai:


1/ Không ăn cá mập, cá kiếm, cá thu đại dương, cá cờ bởi chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao.


2/ Ăn khoảng từ 300-400g/2-3 bữa/tuần. 5 loại hải sản có thể ăn thường là: tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá po-lắc và cá trê biển.


3/ Ăn chung, thay đổi các loại hải sản trên.


4/ Không ăn cùng một loại quá nhiều trong một tuần.


5/ Có thể dùng chung với cá nước ngọt.

Canxi giúp giảm các biến chứng khi mang thai


Tăng cường tiêu thụ canxi trong thời gian mang thai có thể giúp giảm các biến chứng của căn bệnh nguy hiểm - preeclampsia - bệnh tăng huyết áp đột ngột ở phụ nữ.

Tiến sĩ Marshall Lindheimer, đồng tác giả nghiên cứu trên cho biết, việc bổ sung 1,5 gram canxi vào chế độ ăn uống hàng ngày "không ngăn ngừa được bệnh này mà chỉ giảm mức độ nguy hiểm của nó".


Tuy nhiên nó lại giúp giảm tỷ lệ tử vong ở cả bà mẹ và trẻ sơ sinh.


Preeclampsia ảnh hưởng đến khoảng 9% thai phụ trên toàn thế giới, theo tiến sĩ Villar. Nó có thể dẫn đến sinh non và buộc sản phụ phải sinh mổ.


Nếu bệnh phát triển sang một dạng nghiêm trọng hơn - chứng kinh giật - người phụ nữ có thể bị ngập máu não hoặc hôn mê. Trong trường hợp tồi tệ nhất, preeclampsia có thể gây tàn tật hoặc tử vong cho bà mẹ hoặc thai nhi.


Trong nghiên cứu của mình, Villar và đồng sự đã chỉ định cho khoảng 8.300 phụ nữ đang được chăm sóc y tế tại 6 nước trên thế giới (gồm Achentina, Ai Cập, Ấn Độ, Peru, Nam Phi và Việt Nam) và chia thành nhóm sử dụng canxi và nhóm dùng giả dược.


Kết quả cho thấy nhóm tăng cường tiêu thụ canxi trong thời gian mang thai giảm được các biến chứng do preeclampsia gây ra.


Hiện chưa rõ nguyên nhân gây bệnh preeclampsia và cũng không có cách ngăn ngừa nó. Các nhà khoa học đang tiếp tục tìm hiểu về mối liên quan giữa canxi và căn bệnh này.


Theo khuyến cáo của các chuyên gia, phụ nữ mang thai nên dùng 1.200 milligram canxi mỗi ngày, nếu không nhận đủ canxi từ chế độ ăn thì nên bổ sung. 

Fastfood cho bà bầu


Đồ ăn nhanh, ăn ngay vốn không được người Việt ưa chuộng và luôn được khuyến cáo là không tốt cho quá trình mang thai. Trên thực tế, thai phụ vẫn có thể lựa chọn một số loại đồ ăn nhanh không chỉ có lợi mà còn được xem là rất tốt cho sức khoẻ của hai mẹ con.

Đồ ăn nhanh tốt cho sức khỏe

1. Hoa quả


Nên chọn dùng hoa quả tươi hơn là đã chế biến sang nước si-rô có đường.


2. Sữa đậu nành


Bạn có thể uống sữa đậu nành nguyên chất hoặc có thêm chocolate hay mùi vanilla. Một chai sữa đậu nành mỗi ngày cung cấp được cho bạn 1/3 nhu cầu canxi và vitamin D của cơ thể trong thời gian mang thai.


3. Nho khô


28g nho khô cung cấp 2 gr chất sợi, 4% lượng sắt yêu cầu cho cơ thể và 1gr protein.


4. Sữa chua


Cung cấp 25% nhu cầu canxi hằng ngày của cơ thể, protein, chất tạo mô cùng các vitamin và khoáng chất khác.


5. Salad tổng hợp


Một số nhà hàng và rất nhiều cửa hàng tạp phẩm có bán salad tổng hợp, món ăn cung cấp cho bạn đầy đủ lượng rau quả cần thiết cho cả ngày.


6. Cà rốt


Món ăn có chứa nhiều vitamin A. Ăn cà rốt cùng với sữa chua không chất béo. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng thêm các loại rau khác như bông cải xanh, súp lơ, rau chân vịt cho bữa tối.


7. Cam đóng hộp tăng cường canxi


4 ounce nước cam có thể cung cấp ½ nhu cầu vitamin C và 15% nhu cầu canxi hàng ngày của cơ thể.


8. Bột ngũ cốc hoặc bột yến mạch


Hãy để vài gói ở bàn làm việc của bạn để nhấm nháp mỗi ngày. Hầu hết các ngũ cốc cho bữa sáng ngày nay đều tăng cường vitamin và khoáng chất cần thiết.


Đồ ăn nên tránh


1. Mì Ramen


Có muối, chất béo và một số phụ gia khác.


2. Soda


Nhiều đường không calories, soda khiến bạn không còn chỗ chứa những đồ uống bổ dưỡng nữa. Đồ uống thay thế tốt hơn là sữa ít chất béo, nước carbonate và nước quả.


3. Đồ ăn sẵn đông lạnh


Những loại thức ăn này có muối và chất béo không tốt cho sức khỏe. Thay đồ ăn loại này, bạn hãy cho khoai tây vào lò vi sóng, nghiền với pho mát, hấp cùng hoacải xanh để có món ăn nhanh bổ dưỡng hơn. Nếu không thể tránh khỏi đồ ăn đông lạnh, hãy chọn loại có ít hàm lượng chất béo và muối


4. Cải xoăn


Nếu bạn muốn salad, hãy trộn bằng cải xanh vì hàm lượng vitamin A, B, C, axit folic, canxi và kali trong cải xanh rất nhiều. Cải xoăn chỉ có một lượng rất nhỏ các chất này.

Trứng ngỗng có tốt cho thai nhi?


Chưa có công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc nào khẳng định phụ nữ mang thai nếu ăn trứng ngỗng thì con thông minh, hoặc tốt cho thai nhi hơn các trứng gia cầm khác.

Về giá trị dinh dưỡng, trứng ngỗng có protein 13,5% (so với trứng vịt 11,8% và trứng gà 12,5%); lipid 13,2% (so với trứng vịt 13,5% và trứng gà 11,6%). Như vậy trứng ngỗng có nhiều protein hơn trứng gà, trứng vịt; còn lipid thì nhiều hơn trứng gà.


Trứng ngỗng cũng chứa các loại vitamin như: Vitamin A: 0,28; vitamin B1: 0,09; vitamin B2: 0,26; vitamin PP: 0,10.


Tương ứng trong trứng gà là 0,60; 0,14; 0,24; 0,20 và trong trứng vịt là 0,32; 0,13; 0,26; 0,10. Như vậy về vitamin trứng ngỗng đều có ít hơn trứng gà, mà vitamin A lại rất cần cho phụ nữ có thai.


Thực chất trứng gà mới là thực phẩm có giá trị. Bách khoa toàn thư về thức ăn và dinh dưỡng của Mỹ viết: Trứng gà là một kỳ tích của thiên nhiên, là một trong những thức ăn hoàn thiện nhất mà nhân loại đã biết. Thành phần các chất protein, lipid, glucid, các vitamin và chất khoáng trong trứng gà có tỷ lệ phối hợp rất hợp lý, giúp bồi dưỡng sức khỏe rất tốt.


Trứng gà cũng được y học cổ truyền dùng làm thuốc bổ dưỡng. Đông y gọi lòng đỏ trứng gà là “kê tử hoàng”, có vị ngọt tính ấm, đi vào 3 kinh tâm, tỳ, vị, có công dụng dưỡng âm, minh tâm, vỗ tỳ vị, trị mất ngủ do âm hư, nôn mửa do vị khí nghịch... Trong nhân dân, ngày xưa khi đi thăm người mang thai, sinh nở cũng thường đem theo chục trứng gà làm quà để sản phụ ăn cho bổ.


Những điều bạn nghe nói về trứng ngỗng là không có cơ sở khoa học cả về y học cổ truyền và hiện đại. 

Các bà bầu nên ăn gì, uống gì?


Sinh lý cơ thể của phụ nữ trong thời kỳ mang thai có một số thay đổi đặc biệt. Sự thay đổi đó, đòi hỏi được bù đắp bằng ăn uống cho người mẹ. Do vậy, phụ nữ mang thai phải đặc biệt chú ý việc ăn uống, bởi nó không chỉ liên quan đến sức khỏe của người mẹ mà còn rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi...

Sau đây là một số món ăn thông dụng theo Đông y của lương y Trần Khiết (giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y-Dược TP.HCM):


- Gan gà đem chưng với rượu, hoặc thịt gà mái đen nấu với gạo tẻ, ăn sẽ có tác dụng an thai.

- Lòng đỏ trứng gà luộc với rượu ăn có tác dụng an thai và ngừa được một số bệnh khác.


- Gạo nếp làm men rượu: Thức ăn chữa được tình trạng động thai.


- Cá chép nấu cháo: Món ăn chữa được chứng phù và an thai.


- Cháo gạo tẻ: Đem lại dinh dưỡng tốt và an thai.


- Giá đậu đỏ: Bột giá đậu đỏ uống với ít rượu ấm trị được lậu thai (thai mấy tháng vẫn có lúc ra máu, do huyết quá nóng hoặc gần chồng làm tổn hại thai).

Tất cả những món trên, phụ nữ mang thai có thể dùng làm thức ăn mỗi ngày rất tốt. Ngoài ra, phụ nữ mang thai không nên ăn thức ăn có độc, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thì sinh con mới thông minh. Thời hậu Hán, trong Kim quỹ yếu lược của Trương Cơ có ghi một số điều cấm kỵ trong ăn uống đối với phụ nữ mang thai. Chẳng hạn, gừng, thịt thỏ, thịt sơn dương, mỡ nai, mỡ hươu đều nên kiêng cữ.


Ngoài ra, trong sách xưa Đạt sanh biên còn đề cập rằng: Phụ nữ có thai không nên ăn chất béo nồng, kích thích mạnh, thức ăn nước uống quá đậm đặc, chất cay nóng, tránh ăn quá béo, quá ngọt, hay quá mặn và phải biết sống thanh thản; sự vui buồn, lo âu sợ sệt quá mức sẽ tổn hại đến nội tạng của thai phụ. Ngoài việc ăn uống điều độ, trong các liệu pháp phòng bệnh ở phụ nữ mang thai còn khuyên nên giảm bớt tình dục trong thời kỳ mang thai.

Những món sau cũng nên hạn chế với bà bầu:


Quẩy

Khi làm quẩy, người ta phải đưa vào một lượng nhất định phèn chua, mà phèn chua chứa nhôm - một chất vô cơ. Khi rán quẩy, cứ 500 g bột mì phải dùng 15 g phèn chua. Phụ nữ mang thai cứ mỗi ngày ăn 2 chiếc quẩy sẽ đưa vào cơ thể 3 g phèn chua. Nếu ăn nhiều, lượng nhôm tích lũy sẽ lớn, làm cho não thai kém phát triển, tăng nguy cơ bệnh đần độn.


Nhãn


Nhãn, đặc biệt là long nhãn, luôn được người ta coi là thức ăn tẩm bổ tốt. Nhưng đối với phụ nữ mang thai, nó là quả cấm. Long nhãn tính ôn, vị ngọt, rất dễ trợ hỏa, phụ nữ mang thai ăn vào sẽ tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, làm cho vị khí ngược lên, dẫn đến nôn mửa. Nếu dùng lâu sẽ hại đến âm, xuất hiện hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết. Đấy là những dấu hiệu báo trước việc sẩy thai, sinh non.


Nước cola


Theo phân tích, một chai cola 340 g có 50-80 mg caffeine. Mỗi lần uống 1 g chất này, thai phụ có thể bị hưng phấn trung khu thần kinh trung ương, làm tăng nhịp thở, tim đập nhanh, mất ngủ, hoa mắt, ù tai. Dù uống dưới 1 g, nó vẫn kích thích niêm mạc dạ dày, gây buồn nôn, nôn mửa, hoa mắt, tim hồi hộp, đó là các triệu chứng trúng độc. Nhân cà phê còn có thể nhanh chóng đi qua cuống nhau, ảnh hưởng đến thai nhi.


Rau chân vịt


Mục đích của phụ nữ có thai ăn rau chân vịt là nhận được nhiều chất sắt, đề phòng thiếu máu (do thiếu sắt) trong thời kỳ mang thai. Có người cho rằng ăn được càng nhiều rau chân vịt thì càng ít nguy cơ bị thiếu máu. Kỳ thực không phải như vậy.


Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy, rau chân vịt làm tình trạng thiếu máu nặng thêm. Nguyên nhân, do rau chân vịt có nhiều axít trong cỏ, làm cho chất sắt của nó không được ruột non hấp thu, thậm chí còn bị đẩy ra khỏi cơ thể. Ăn rau chân vịt càng nhiều càng gây trở ngại cho việc thu chất sắt, khiến tình trạng thiếu máu nặng thêm.


Sơn tra (táo mèo)


Sơn tra giá trị dinh dưỡng cao, lại có công hiệu tiêu hóa thức ăn và khai vị. Nó vừa chua vừa ngọt, rất "vừa miệng" đối với bà bầu. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều loại quả này. Có tài liệu đã chứng tỏ, sơn tra làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sẩy thai và sinh non.

Thức ăn xông khói, nướng


Các thực phẩm loại này phải dùng gỗ, than làm chất đốt để chế biến. Nhiên liệu đốt lên sẽ tán phát ra một loại chất độc làm ô nhiễm các thức ăn được xông nướng. Chất độc này có thể gây ra ung thư. Cứ mỗi kg cá xông và thịt nướng có tới mấy chục mg chất độc này, cứ mỗi kg bánh thịt nướng có 79 mg chất độc.


Gan động vật


Gan động vật giàu sắt và vitamin A. Nếu phụ nữ mang thai ăn quá nhiều gan động vật, đặc biệt là khi dùng các viên thuốc bổ sung sinh tố khác, lượng vitamin A được đưa vào cơ thể sẽ quá nhiều, ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí gây quái thai.


Ngoài ra, gan làbộ máy giải độc, là “kho” chứa chất độc lớn nhất trong cơ thể động vật. Một số chất độc đó khi ăn vào có thể ảnh hưởng xấu tới phụ nữ mang thai và thai nhi.

Tại sao Bà bầu nên hạn chế ăn lẩu


Món lẩu không tốt cho bà bầu vì có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa và gây nhiễm ký sinh trùng. Ngoài ra, phụ nữ có thai cũng nên hạn chế các thực phẩm như quẩy, nhãn, gan động vật...

Các nghiên cứu y học chứng tỏ, ăn lẩu có nhiều cái hại, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Món lẩu nhúng chưa kỹ có thể dẫn đến các bệnh về ký sinh trùng như sán lá. Đối với phụ nữ mang thai, hệ thống tiêu hóa bị kích tố sinh dục làm ảnh hưởng, cơ trơn của dạ dày và đường ruột bị giảm sút trương lực, nhu động ruột bị giảm ít hoặc yếu đi. Việc ăn lẩu dễ làm tổn thương dạ dày và đường ruột. Do đó, thai phụ không nên ăn lẩu nhiều.

Một số vitamin cần cho thai phụ


Mặc dù một chế độ ăn cân đối có thể đáp ứng hầu hết nhu cầu dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, nhưng nhiều chuyên gia về dinh dưỡng vẫn khuyên dùng thêm vitamin, đặc biệt là acid folic.

Ngoài ra còn nhiều vitamin khác cũng rất cần thiết đối với phụ nữ mang thai.


Vitamin B9 (acid folic): đôi khi còn gọi là folate, có nhiều tác dụng quý giá. Cần cho sự phát triển của bào thai.


Bổ sung từ tháng thứ 6 thì cân nặng thai nhi lúc sinh sẽ tăng lên đáng kể. Acid folic và vitamin B12 cần cho sự trưởng thành của hồng cầu nên thiếu các yếu tố này sẽ bị thiếu máu.


Một trong những điều quan trọng nhất mà người phụ nữ có thể làm được để tránh cho thai nhi bị khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng là sử dụng acid folic hằng ngày - đặc biệt là trước khi thụ thai và trong giai đoạn đầu của thai nghén.


Acid folic có chủ yếu trong rau xanh, nhất là rau lá màu xanh lục đậm, trong cà chua, cà rốt, men bia, gan, trứng, quả bơ, vừng (còn vỏ lụa)... Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ dùng 400 microgam mỗi ngày trước khi thụ thai và trong giai đoạn sớm của thai nghén giảm được đến 70% nguy cơ bị khuyết tật nghiêm trọng của thai nhi.


Một cuộc khảo sát cho thấy, chỉ có 7% phụ nữ tuổi sinh đẻ ở Mỹ biết rằng acid folic cần uống trước khi có thai để phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh.


Khuyết tật thường gặp nhất là hở ống tủy sống, tiếp theo là vô sọ và cuối cùng là não lòi ra ngoài hộp sọ. Tất cả những khuyết tật này xảy ra trong 28 ngày đầu của thai nghén, thường là trước khi người phụ nữ biết mình có thai. Chỉ có khoảng 50% các trường hợp thai nghén có thể lập kế hoạch trước nên tất cả phụ nữ có thể có thai đều cần được cung cấp đủ acid folic.


Vitamin C (acid ascorbic): thuộc nhóm vitamin tan trong nước, rất cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Là một trong nhiều chất chống ôxy hóa siêu mạnh (như vitamin E và beta-caroten).


Sự tăng trưởng và sửa chữa các mô cũng cần có vai trò của vitamin C để giúp xây dựng chất tạo keo (collagen), một loại protein quan trọng để tạo nên da, gân, dây chằng, các mạch máu, sụn, xương, răng, tham gia vào tiến trình lành sẹo và giúp hấp thụ chất sắt.


Nếu không có đủ vitamin C sẽ gây ra bệnh scorbut, da tóc khô, tóc chẻ làm đôi, viêm lợi, lợi chảy máu...


Cơ thể không tạo ra được vitamin C, cũng không dự trữ, do đó hằng ngày cần đưa vào cơ thể những thức ăn giàu vitamin C. Mọi loại rau quả đều có vitamin C. Những nguồn có nhiều vitamin C là chanh, cà chua, xoài, dâu, dứa, ớt bột, ớt đỏ, khoai lang, khoai tây, củ cải xanh... Cần nhớ là nhiệt độ phá hủy vitamin C do đó trong thức ăn đã nấu chín không có vitamin C. Người hút thuốc lá làm mất vitamin C cho nên cần bổ sung hằng ngày.


Dùng quá nhiều vitamin C lại có hại: Trong một số trường hợp bệnh lý, theo chỉ định của thầy thuốc có thể dùng vitamin C liều cao (1.000mg mỗi ngày) nhưng cũng chỉ nên dùng từ 5-10 ngày. Dùng vitamin C liều cao trong thời gian dài có nguy cơ gây sỏi thận hoặc bệnh sỏi thận trở nên nghiêm trọng hơn. Dùng vitamin C theo đường tiêm có thể gây ra “sốc” rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.


Vitamin E (alpha-tocopherol): là một loại chống ôxy hóa và có thể tan trong mỡ. Những loại vitamin tan trong mỡ được tích trữ trong gan và mô mỡ, cơ bắp chứ không bị đào thải ra ngoài như những vitamin tan trong nước (vitamin C, B6...). Những vitamin tan trong mỡ cũng dễ được hấp thụ vào cơ thể hơn khi trong khẩu phần ăn có mỡ.


Vì vitamin E hấp thụ từ chế độ ăn có thể khó khăn đối với một số người hoặc cần phải có khẩu phần ăn nhiều calo và mỡ cho nên dễ dàng hơn cả là bổ sung vitamin E. Khoảng 20% người Mỹ dùng đều đặn vitamin E bổ sung hoặc dưới dạng polyvitamin hoặc đơn thuần.


Vitamin D (ergocalciferol D2, cholecalciferol D3): điều hòa sự chuyển hóa canxi tới 50 - 80 % nhu cầu cần thiết cho quá trình cốt hóa. Nếu thiếu vitamin D sẽ dẫn tới còi xương.


Vitamin D tích lũy trong cơ thể, sau khi được chiếu nắng thì D2 ở da sẽ chuyển thành D3. Nhưng hoạt động này dao động tùy theo mùa trong năm và giờ trong ngày. Một lượng thừa vitamin D tích lũy trước hết ở gan và được phân giải qua thời gian dài, vì vậy để phòng và điều trị còi xương, có thể cho liều cao vitamin D.


Khi dùng với liều cao D2, D3 gấp hàng nghìn lần liều phòng bệnh có thể gây ngộ độc. Do có tác dụng cố định canxi trong xương nên nếu phụ nữ có thai dùng nhiều vitamin D có thể sinh ra những đứa con có khuyết tật về xương.


Lượng vitamin D trong một số thực phẩm: sữa mẹ 2-4 đơn vị/100g (mùa hè), 0,3-2 đơn vị/100g (mùa đông). Sữa bò, lòng đỏ trứng, gan bò, gan lợn, gan cá thu là những thực phẩm chứa nhiều vitamin D.


Vitamin B6 (pyridoxin): Pyridoxin tan trong nước, tồn tại dưới 3 dạng hóa học chính là pyridoxin, pyridoxal và pyridoxamin. Vitamin B6 thực hiện một loạt chức năng trong cơ thể và là một trong những vitamin chủ yếu để duy trì sức khỏe, ví dụ nó cần thiết cho hơn 100 enzym tham gia vào chuyển hóa chất đạm. Vitamin B6 cũng rất cần thiết cho sự chuyển hóa của hồng cầu và cấu tạo huyết sắc tố.


Cũng không có căn cứ khoa học là dùng vitamin B6 có thể có hiệu quả trong điều trị nôn vào buổi sáng khi có thai.


Vitamin B2 (riboflavin) cần thiết cho thai nghén; nhu cầu cho phụ nữ có thai là 1,8mg mỗi ngày. Tác động sinh hóa của vitamin B2 trước hết đến cấp tế bào, giúp cho sự chuyển hóa acid béo và nhiều acid amin chủ yếu khác.


Khi thiếu vitamin B2 thì có tổn thương ở da và niêm mạc miệng, mũi, hậu môn hay lưỡi, chảy nước mắt, chuột rút, chậm lớn, dễ sảy thai, có thể gây dị dạng ở trẻ sơ sinh. Nếu cơ thể thừa vitamin B2 sẽ loại trừ ra ngoài theo nước tiểu nên không có dấu hiệu thừa vitamin B2.


Vitamin B3 (tức niacine hay vitamin PP có nghĩa là chống lại bệnh Pellagra), cần thiết để đồng hóa tốt đường, đạm và mỡ; tham gia vào nhiều hệ thống enzym, chủ yếu để chuyển hóa tế bào.


Nhu cầu về vitamin B3 cho phụ nữ có thai là 20mg mỗi ngày. Nếu thiếu vitamin B3 thì phát sinh bệnh Pellagra có đặc trưng là tổn thương ở da và niêm mạc...


Không nên bổ sung vitamin A vì nếu thừa có thể gây độc cho thai. 

Những thành phần dinh dưỡng dễ bị thiếu hụt khi mang thai


Khi mang thai, nhu cầu về năng lượng, các chất dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn ở mức bình thường vì nhu cầu này ngoài đảm bảo cung cấp cho các hoạt động của cơ thể, sự thay đổi về sinh lý của người mẹ (tăng chuyển hóa, tăng tích lũy mỡ, tăng cân, tăng khối lượng tử cung...) còn cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Riêng với calci, sắt và acid folic nhu cầu người mẹ mang thai cao hơn nhiều so với bình thường (thường cao gấp đôi), do vậy một chế độ ăn uống bình thường sẽ không cấp đủ các thành phần dinh dưỡng và dễ dẫn đến thiếu hụt.


Cơ thể người mẹ có khoảng 1,2kg calci trong đó 99% tập trung ở xương và răng, chỉ có 1% ở trong máu và các tổ chức. Khi mang thai, bào thai trong bụng mẹ cần nhiều calci để phát triển hệ thống xương. Nếu mẹ không hấp thu đủ calci qua đường ăn uống, calci từ cơ thể mẹ sẽ được huy động di chuyển sang thai nhi dẫn đến các hậu quả sau:


- Giảm lượng calci trong máu người mẹ: trong máu người mẹ calci ở dưới dạng ion hóa, calci ion hóa giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì các kích thích thần kinh, cơ. Khi nồng độ calci ion trong máu hạ thấp có thể xuất hiện chuột rút, co giật.


- Nếu quá trình huy động calci từ mẹ sang con diễn ra liên tục dẫn đến người mẹ bị loãng xương.


Một chế độ ăn cân đối hợp lý, giàu calci sẽ giúp thai nhi phát triển tốt, người mẹ không bị thiếu calci. Nhu cầu calci của bà mẹ khi mang thai là 1000-1200 mg/ngày (cao gấp hai lần người bình thường). Calci có nhiều ở trong một số thực phẩm như: sữa và các chế phẩm của sữa; sữa đậu nành cũng có lượng calci tương đối tốt. Tôm, cua, cá là nguồn thực phẩm giàu calci với giá thành rẻ, đặc biệt là tôm, cua, cá nhỏ kho nhừ ăn cả xương là nguồn calci hữu cơ rất tốt, có tỉ lệ hấp thu cao.


Khi mang thai người mẹ dễ bị thiếu máu nhất. Qua số liệu điều tra của Viện Dinh dưỡng có khoảng 60% bà mẹ bị thiếu máu trong thời kỳ thai nghén. Quá trình tạo máu đòi hỏi sự tham gia của nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, sắt, acid folic (folat), vitamin B6, Vitamin B12... Khi mang thai nhu cầu chất sắt và acid folic cần nhiều thêm để tăng tạo máu giúp tăng thể tích máu của người mẹ và giúp thai nhi phát triển. Acid folic ngoài việc tham gia cấu tạo hồng cầu còn giúp cho quá trình phân chia các loại tế bào xảy ra bình thường.


Chất sắt phân bố không đều trong thực phẩm và tỉ lệ hấp thu, sử dụng trong cơ thể rất khác nhau. Thức ăn nguồn gốc động vật nói chung giàu chất sắt và có tỉ lệ hấp thu cao; các loại đậu đỗ cũng có nhiều chất sắt, tỉ lệ hấp thu tương đối cao; các loại ngũ cốc, lương thực đều nghèo chất sắt cho nên biện pháp phòng thiếu máu thiếu sắt cho bà mẹ khi mang thai là tăng thêm các thực phẩm giàu sắt: thịt, trứng, gan, cá, đậu đỗ; đồng thời chú ý ăn thêm rau quả để có đủ vitamin C hỗ trợ hấp thu sắt được tốt.


Trong thời kỳ có thai, nhu cầu acid folic (hay folat) tăng lên rõ rệt. Mức khuyến nghị với phụ nữ có thai là 600mcg/ngày (Phụ nữ bình thường chỉ 280mcg/ngày). Nếu khẩu phần ăn của người mẹ trong giai đoạn mang thai bị thiếu folat sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo máu và phát triển thai nhi bao gồm cân nặng sơ sinh thấp, dị tật ống thần kinh (nứt ống thần kinh, thiếu một phần não, hở cột sống...) dẫn đến nhiều bệnh lý của cơ thể như bại liệt, não úng thủy, thai chết lưu... Nguồn thực phẩm chứa folat rất đa dạng: các loại rau xanh, đậu quả, nước quả gan, các hạt nảy mầm (mầm lúa mì, mầm lúa, giá đỗ...). Folat trong thực phẩm dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ, ánh sáng mặt trời. Trong quá trình chết biến tỉ lệ folat bị mất từ 50-90%. Lượng folat bị hao hụt đáng kể nếu thức ăn để lâu ngoài ánh sáng...


Để giúp có đủ folat trong khẩu phần ăn hàng ngày, các bà mẹ cần ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm, tăng cường ăn rau quả tươi. Thực phẩm mua về cần chế biến ngay và ăn ngay sau khi nấu.


Bên cạnh chế độ ăn uống, để phòng chống thiếu máu các bà mẹ cần uống bổ sung viên sắt folat (loại viên chứa 60mg sắt nguyên tố và 0,4mg acid folic) ngay từ khi bắt đầu có thai đến sau sinh 1 tháng. 

Tháp dinh dưỡng Dinh dưỡng thế nào cho hợp lý trong mùa hè oi bức là một câu hỏi khá hóc búa mà các bà nội trợ thường phải đau đầu để tìm câu trả lời. Đúng là với môi trường nhiệt độ cao, cơ thể sẽ tiêu tốn ít năng lượng hơn vì nhiệt độ môi trường đã cao xấp xỉ thân nhiệt, nhưng cũng chính vì vậy mà cơ thể càng cần nhiều nước hơn vì tăng tiết mồ hôi để giải nhiệt. Do nhu cầu cơ thể cần nạp năng lượng không nhiều và cái nóng hầm hập cùng độ ẩm cao khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Vào thời tiết này, về nguyên tắc các nhà dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn đủ chất, nhưng hạn chế chất béo (vì cung cấp nhiều năng lượng không cần thiết và dễ gây béo phì), tăng cường hoa quả và uống nhiều nước. Trong những ngày nắng nóng, cần ăn đủ các dưỡng chất và cân bằng, bảo đảm tính đa dạng của thực phẩm. Muốn vậy cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm. Nhưng để phù hợp với nhu cầu đặc biệt của mùa nắng nóng, cần điều chỉnh các thành phần đó trong khẩu phần hằng ngày như sau: 1. Glucid Gạo, bún, bánh đa, bánh mì: Tùy mức vận động tiêu hao năng lượng của cơ thể mà có định lượng ăn thích hợp. Tuy nhiên, mùa hè không cần ăn quá nhiều, trung bình 1 chén cơm/bữa với những người không muốn tăng cân. 2. Protein Nhóm thịt cá, gà, trứng, đậu (cả đậu hạt và đậu quả): Thay đổi trong hai bữa ăn chính. Bạn nhớ rằng chất đạm vẫn rất cần để duy trì cơ thể khỏe mạnh, trí óc minh mẫn và có khả năng miễn dịch tốt. Đối với người trưởng thành đang muốn giảm hoặc giữ cân thì việc ăn phối hợp các loại protein nghèo (chất lượng thấp) như trong ngũ cốc, các loại rau củ có thể hỗ trợ cho nhau vừa giúp không tăng cân, giúp làm đầy dạ dầy không bị cảm giác đói, đồng thời cung cấp nhiều vitamin, vi khoáng. Đây chính là lợi điểm của chế độ ăn đa dạng hóa thực phẩm. 3. Vitamin và các chất khoáng, nhóm rau củ và trái cây Mùa hè nên ăn nhiều trái cây và đa dạng loại trái cây vừa để bù nước mất qua đường mồ hôi, giải nhiệt của mao mạch, vừa giúp cung cấp các chất khoáng bị mất vì đây là nguồn cung cấp các chất khoáng tự nhiên rất tốt như: Na, K. Ca, P, Fe, I, Zn, Se... rất cần cho các hoạt động sống của cơ thể. Nên chế biến rau củ ở dạng luộc, salad trộn, hoặc món xào với thật ít dầu mỡ, đồng thời nên tăng cường dạng nấu canh rau củ... 4. Nhóm sữa Khoảng 2 cốc sữa tươi/ngày là mức lý tưởng cho cơ thể. Người phương Tây tách riêng sữa ra một nhóm chính vì tính ưu việt của sữa đối với sức khỏe. Đối với người trưởng thành những loại sữa tươi không đường hoặc có hàm lượng đường và chất béo thấp đặc biệt tốt cho sức khỏe. Nhờ chứa nhiều protein, các vitamin, sữa tươi có khả năng giúp cơ thể hấp thu từ từ các loại dưỡng chất, giúp ổn định lượng đường trong máu và hạn chế sự thèm ăn thái quá, vốn là hai nguyên nhân chính dẫn đến béo phì và tiểu đường. Ngoài ra, sữa tươi còn là nguồn cung cấp canxi và vitamin D rất tốt, giúp xương chắc khỏe. Trên đây là phân nhóm thực phẩm theo các nước phương Tây (Theo Ủy ban thực phẩm và dinh dưỡng của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Hoa kỳ - Food and Nutrition Board of the National Academy of Sciences). Với một số lớn người Việt Nam trưởng thành, do mất thói quen uống sữa trong một thời gian dài khó khăn của thời kỳ bao cấp, nên men lactase chuyên để tiêu hóa đường lactose trong sữa đã tự thoái triển, hầu như không được sản xuất nữa, dẫn tới uống sữa hay gây sôi bụng, hoặc tiêu chảy. Trong trường hợp đó có thể dùng các loại sữa không có đường lactose (free lactose) khi dùng pha loãng giống sữa tươi và có thể uống mát để tăng khẩu vị. Hoặc có thể tập dần uống sữa tươi theo lượng từ ít đến nhiều trong hàng tuần để cơ thể quen dần với việc tiêu hóa thành phần đường lactose trong sữa, trên thực tế nhiều trường hợp đã áp dụng thành công. Uống sữa chua hằng ngày cũng rất có lợi cho tiêu hóa vì cung cấp thêm men vi sinh cho đường ruột. 5. Dung dịch Người trưởng thành cần uống 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, đặc biệt trong những ngày nắng nóng nếu vận động nhiều, ra nhiều mồ hôi cần phải uống nhiều hơn. Các loại đồ uống dịu (Soft drink) rất được ưa chuộng, đặc biệt trong mùa nắng nóng. Bên cạnh sữa, trà và nước khoáng, những loại nước uống dưới đây cũng rất tốt cho sức khỏe trong mùa hè. Nước ép trái cây: Dùng để chỉ chung loại sản phẩm thiên nhiên có được do ép các loại trái cây chín, không lên men. Có loại nước ép trái cây nguyên chất (100%) hoặc thêm chất phụ gia: đường (tối đa 100g/l), acid ascorbic (vitamin C) tối đa 300mg/l, abhydride sulfureux (SO2) tối đa 100mg/l dưới dạng các chất chống oxy hóa E220 và E230, muối (có thể có), gia vị và hương liệu. Ưu điểm: Cung cấp nhiều nước (chiếm 80-94%), giàu muối khoáng, vitamin C (1 ly nước ép trái cây đủ nhu cầu vitamin C cho 1 ngày), các loại vitamin B, A..., chất đường dễ tiêu dưới dạng đường glucose, saccharose, fructose và sorbitol cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Khi dùng 100ml nước ép một số loại trái cây tốt cho mùa hè cơ thể sẽ thu được số calo như: nho 76, dứa 54, táo 52, cam 49, bưởi 42... Ngoài ra, nước ép trái cây còn giúp tăng khẩu vị, ngon miệng (rất tốt cho những người đang kém ăn kể cả trẻ em), là chế độ bổ dưỡng nếu uống nhiều từ 3 cốc trở lên mỗi ngày sẽ giúp tăng trọng lượng, hồi phục sau ốm. Lưu ý: Không nên dùng nước ép trái cây trong trường hợp: người đang muốn sút cân, trẻ nhỏ không uống loại có thêm CO2 trên 10mg/l. Với chế độ kiêng muối thì không nên dùng nước ép cà chua, dưa hấu, lê tàu. Đồ uống từ trái cây: Chế biến từ nước ép trái cây pha loãng (chứa trên 12% nước ép trái cây), ngoài ra được thêm: khí carbonic, các acid thực phẩm (citric, lactic...), hương liệu thiên nhiên... Đặc điểm: Hàm lượng các muối khoáng và vitamin ít hơn 10 lần so với nước ép trái cây, giá trị dinh dưỡng thua nước ép trái cây do năng lượng thấp hơn. Tuy vậy, trong mùa nóng bạn vẫn nên sử dụng loại đồ uống này vì có tác dụng giải khát và giá thành rẻ hơn so với nước ép trái cây. Không nên dùng đồ uống từ trái cây trong trường hợp bệnh nhân tiểu đường cần khống chế phần đường. Đồ uống giải khát: Gồm nước ngọt có gaz, các loại Cola (Coca-cola), đồ uống tăng lực (Tonics), Limonade. Không nên uống nhiều những loại nước này ngay trước hay trong bữa ăn bởi lượng đường trong đó có thể làm “ngang dạ” ăn kém ngon. Với những người cần giảm cân, tốt nhất nên hạn chế. Riêng với các loại Cola: Những người mất ngủ, rối loạn nhịp tim, người không thích hợp với cafein và trẻ nhỏ... đều không nên uống.





Dinh dưỡng thế nào cho hợp lý trong mùa hè oi bức là một câu hỏi khá hóc búa mà các bà nội trợ thường phải đau đầu để tìm câu trả lời.




Tháp dinh dưỡng

Đúng là với môi trường nhiệt độ cao, cơ thể sẽ tiêu tốn ít năng lượng hơn vì nhiệt độ môi trường đã cao xấp xỉ thân nhiệt, nhưng cũng chính vì vậy mà cơ thể càng cần nhiều nước hơn vì tăng tiết mồ hôi để giải nhiệt.
Do nhu cầu cơ thể cần nạp năng lượng không nhiều và cái nóng hầm hập cùng độ ẩm cao khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn.

Vào thời tiết này, về nguyên tắc các nhà dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn đủ chất, nhưng hạn chế chất béo (vì cung cấp nhiều năng lượng không cần thiết và dễ gây béo phì), tăng cường hoa quả và uống nhiều nước.
Trong những ngày nắng nóng, cần ăn đủ các dưỡng chất và cân bằng, bảo đảm tính đa dạng của thực phẩm. Muốn vậy cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm. Nhưng để phù hợp với nhu cầu đặc biệt của mùa nắng nóng, cần điều chỉnh các thành phần đó trong khẩu phần hằng ngày như sau:
1. Glucid
Gạo, bún, bánh đa, bánh mì: Tùy mức vận động tiêu hao năng lượng của cơ thể mà có định lượng ăn thích hợp. Tuy nhiên, mùa hè không cần ăn quá nhiều, trung bình 1 chén cơm/bữa với những người không muốn tăng cân.
2. Protein
Nhóm thịt cá, gà, trứng, đậu (cả đậu hạt và đậu quả): Thay đổi trong hai bữa ăn chính. Bạn nhớ rằng chất đạm vẫn rất cần để duy trì cơ thể khỏe mạnh, trí óc minh mẫn và có khả năng miễn dịch tốt.
Đối với người trưởng thành đang muốn giảm hoặc giữ cân thì việc ăn phối hợp các loại protein nghèo (chất lượng thấp) như trong ngũ cốc, các loại rau củ có thể hỗ trợ cho nhau vừa giúp không tăng cân, giúp làm đầy dạ dầy không bị cảm giác đói, đồng thời cung cấp nhiều vitamin, vi khoáng. Đây chính là lợi điểm của chế độ ăn đa dạng hóa thực phẩm.
3. Vitamin và các chất khoáng, nhóm rau củ và trái cây
Mùa hè nên ăn nhiều trái cây và đa dạng loại trái cây vừa để bù nước mất qua đường mồ hôi, giải nhiệt của mao mạch, vừa giúp cung cấp các chất khoáng bị mất vì đây là nguồn cung cấp các chất khoáng tự nhiên rất tốt như: Na, K. Ca, P, Fe, I, Zn, Se... rất cần cho các hoạt động sống của cơ thể.
Nên chế biến rau củ ở dạng luộc, salad trộn, hoặc món xào với thật ít dầu mỡ, đồng thời nên tăng cường dạng nấu canh rau củ...
4. Nhóm sữa
Khoảng 2 cốc sữa tươi/ngày là mức lý tưởng cho cơ thể. Người phương Tây tách riêng sữa ra một nhóm chính vì tính ưu việt của sữa đối với sức khỏe.
Đối với người trưởng thành những loại sữa tươi không đường hoặc có hàm lượng đường và chất béo thấp đặc biệt tốt cho sức khỏe.
Nhờ chứa nhiều protein, các vitamin, sữa tươi có khả năng giúp cơ thể hấp thu từ từ các loại dưỡng chất, giúp ổn định lượng đường trong máu và hạn chế sự thèm ăn thái quá, vốn là hai nguyên nhân chính dẫn đến béo phì và tiểu đường.
Ngoài ra, sữa tươi còn là nguồn cung cấp canxi và vitamin D rất tốt, giúp xương chắc khỏe.
Trên đây là phân nhóm thực phẩm theo các nước phương Tây (Theo Ủy ban thực phẩm và dinh dưỡng của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Hoa kỳ - Food and Nutrition Board of the National Academy of Sciences).
Với một số lớn người Việt Nam trưởng thành, do mất thói quen uống sữa trong một thời gian dài khó khăn của thời kỳ bao cấp, nên men lactase chuyên để tiêu hóa đường lactose trong sữa đã tự thoái triển, hầu như không được sản xuất nữa, dẫn tới uống sữa hay gây sôi bụng, hoặc tiêu chảy.
Trong trường hợp đó có thể dùng các loại sữa không có đường lactose (free lactose) khi dùng pha loãng giống sữa tươi và có thể uống mát để tăng khẩu vị.
Hoặc có thể tập dần uống sữa tươi theo lượng từ ít đến nhiều trong hàng tuần để cơ thể quen dần với việc tiêu hóa thành phần đường lactose trong sữa, trên thực tế nhiều trường hợp đã áp dụng thành công.
Uống sữa chua hằng ngày cũng rất có lợi cho tiêu hóa vì cung cấp thêm men vi sinh cho đường ruột.
5. Dung dịch
Người trưởng thành cần uống 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, đặc biệt trong những ngày nắng nóng nếu vận động nhiều, ra nhiều mồ hôi cần phải uống nhiều hơn.
Các loại đồ uống dịu (Soft drink) rất được ưa chuộng, đặc biệt trong mùa nắng nóng. Bên cạnh sữa, trà và nước khoáng, những loại nước uống dưới đây cũng rất tốt cho sức khỏe trong mùa hè.
Nước ép trái cây: Dùng để chỉ chung loại sản phẩm thiên nhiên có được do ép các loại trái cây chín, không lên men.
Có loại nước ép trái cây nguyên chất (100%) hoặc thêm chất phụ gia: đường (tối đa 100g/l), acid ascorbic (vitamin C) tối đa 300mg/l, abhydride sulfureux (SO2) tối đa 100mg/l dưới dạng các chất chống oxy hóa E220 và E230, muối (có thể có), gia vị và hương liệu.
Ưu điểm: Cung cấp nhiều nước (chiếm 80-94%), giàu muối khoáng, vitamin C (1 ly nước ép trái cây đủ nhu cầu vitamin C cho 1 ngày), các loại vitamin B, A..., chất đường dễ tiêu dưới dạng đường glucose, saccharose, fructose và sorbitol cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.
Khi dùng 100ml nước ép một số loại trái cây tốt cho mùa hè cơ thể sẽ thu được số calo như: nho 76, dứa 54, táo 52, cam 49, bưởi 42...
Ngoài ra, nước ép trái cây còn giúp tăng khẩu vị, ngon miệng (rất tốt cho những người đang kém ăn kể cả trẻ em), là chế độ bổ dưỡng nếu uống nhiều từ 3 cốc trở lên mỗi ngày sẽ giúp tăng trọng lượng, hồi phục sau ốm.
Lưu ý: Không nên dùng nước ép trái cây trong trường hợp: người đang muốn sút cân, trẻ nhỏ không uống loại có thêm CO2 trên 10mg/l. Với chế độ kiêng muối thì không nên dùng nước ép cà chua, dưa hấu, lê tàu.
Đồ uống từ trái cây: Chế biến từ nước ép trái cây pha loãng (chứa trên 12% nước ép trái cây), ngoài ra được thêm: khí carbonic, các acid thực phẩm (citric, lactic...), hương liệu thiên nhiên...
Đặc điểm: Hàm lượng các muối khoáng và vitamin ít hơn 10 lần so với nước ép trái cây, giá trị dinh dưỡng thua nước ép trái cây do năng lượng thấp hơn. Tuy vậy, trong mùa nóng bạn vẫn nên sử dụng loại đồ uống này vì có tác dụng giải khát và giá thành rẻ hơn so với nước ép trái cây.
Không nên dùng đồ uống từ trái cây trong trường hợp bệnh nhân tiểu đường cần khống chế phần đường.
Đồ uống giải khát: Gồm nước ngọt có gaz, các loại Cola (Coca-cola), đồ uống tăng lực (Tonics), Limonade.
Không nên uống nhiều những loại nước này ngay trước hay trong bữa ăn bởi lượng đường trong đó có thể làm “ngang dạ” ăn kém ngon. Với những người cần giảm cân, tốt nhất nên hạn chế.
Riêng với các loại Cola: Những người mất ngủ, rối loạn nhịp tim, người không thích hợp với cafein và trẻ nhỏ... đều không nên uống.

10 loại thực phẩm phụ nữ mang thai không nên ăn


Theo các chuyên gia ở tạp chí Cha mẹ thực hành (PP) của Anh thì 10 thực phẩm dưới đây phụ nữ mang thai không nên ăn vì nó có thể ảnh hưởng đến cả hai. Ví dụ như tăng nhiệt bào thai, gây co bóp tử cung, thậm chí có thể gây khuyết tật bào thai hoặc sẩy thai.

1. Các món gỏi, thịt sống

Bao gồm thịt cá, tôm cua các loại, kể cả nuôi trồng bằng kỹ thuật hữu cơ, cá nước ngọt, nước mặn, ví dụ như gỏi, tiết canh, nộm, sushi hay lẩu tái v.v. Đây là món ăn lạ miệng, khoái khẩu nhưng lại là những thực phẩm rất dễ gây bệnh, nhất là trong bối cảnh an toàn thực phẩm đang diễn ra phức tạp như hiện nay và một khi chưa được nấu chín sẽ có thể chứa nhiều loại khuẩn nguy hiểm, nhất là khuẩn Listeria, Ecoli thủ phạm gây bệnh tiêu chảy mà lâu nay vẫn được dư luận nhắc đến. Cách tốt nhất là không nên ăn sống, thực hiện phương án ăn chín uống sôi và đảm bảo tốt các quy định về an toàn thực phẩm.

2. Món Pate

Theo số liệu thống kê thì Pate là món ăn có chứa rất nhiều khuẩn Listeria, gây các loại bệnh rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ sản phụ và trẻ sơ sinh.

3. Pho mát mềm và bơ

Đây là thực phẩm nên loại bỏ khỏi thực đơn trong giai đoạn 9 tháng 10 ngày vì nó thường nhiễm độc khuẩn Listeria, kể cả những loại pho mát có tiếng như Gruyere và Parmesan. Nếu dùng chỉ nên hạn chế ở những loại bơ có chất lượng đã được kiểm chứng. Đây cũng là những loại thực phẩm chưa qua quá trình triệt khuẩn nên không có lợi trong giai đoạn thai kỳ.

4. Trứng sống

Rất nhiều người có thói quen ăn các loại trứng sống, trứng chần vì nó ngon miệng nhưng lại là nguồn thực phẩm có chứa nhiều khuẩn salmonelca. Giới dinh dưỡng không khuyến cáo phụ nữ mang thai loại bỏ trứng mà phải ăn khi đã chế biến triệt để. Ví dụ, nếu luộc thì lòng đỏ phải chín và trở về trạng thái đặc (nên ăn cả lòng trắng). Lòng đỏ trứng có chứa hàm lượng phospholipids cao, loại mỡ tốt giúp não của trẻ phát triển.

5. Các loại cá biển nước sâu

Đây là nhóm cá chuyên sống ở vùng nước sâu có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá mập, cá ngừ, cá mú... Hàm lượng thuỷ ngân cao có thể gây sẩy thai, khuyết tật khi sinh vì thuỷ ngân được truyền từ người mẹ qua nhau thai, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của đứa trẻ, làm cho não kém phát triển.

6. Lạc

Trong quá trình mang thai phụ nữ nên hạn chế hoặc không nên ăn lạc vì nó là thủ phạm làm tăng các loại bệnh dị ứng, đặc biệt là dị ứng bào thai, nhất là nhóm người mắc chứng di truyền dị ứng với loại thực phẩm này. Ngoài lạc thì các loại thực phẩm dạng hạt khác lại nên ăn vì nó là nguồn cung cấp protein, manhê, viatamin E và B rất tốt cho cả hai.

7. Đồ hộp và thực phẩm ăn nhanh

Theo nghiên cứu thì đây là nhóm thực phẩm có chứa vi khuẩn Listeria monocytogene, nhất là đồ hộp, rủi ro thường gặp là tăng hiện tượng đẻ non và sẩy thai. Lý do, có chứa nhiều mỡ gây bất lợi cho cơ thể, đặc biệt là mỡ tranfat (mỡ chuyển tiếp hay mỡ dùng lại nhiều lần) không có lợi cho thời gian thai kỳ.

8. Caffein

Đồ ăn đồ uống có chứa nhiều caffein được xem là bất lợi cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nó là chất kích thích có nhiều trong chè, cà phê, coca, nước tăng lực vv... Hậu quả làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp dẫn đến mất ngủ, đau đầu, căng thẳng thần kinh và dễ gây các biến chứng nguy hiểm như sẩy thai hay đẻ non.

9. Rượu bia

Từ lâu giới dinh dưỡng thường khuyến cáo phụ nữ khi mang thai và cho con bú không nên uống rượu bia vì nó gây chứng nhiễm độc cồn bào thai (FAS) làm suy giảm sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần của đứa trẻ.

10. Khoai tây mọc mầm xanh

Đây là thực phẩm rất độc vì có chứa một chất độc có tên là Solanin có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng mà người ta chưa lường hết, nhất là rủi ro gây sẩy thai.

Thực đơn cho Thai phụ


Ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với các sản phụ, nó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi và quá trình sinh nở của thai phụ.
Trong thời gian mang thai, phụ nữ cần phải có một chế độ ăn uống thích hợp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, tinh bột và đường cùng các vitamin và chất khoáng cần thiết. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo trung bình trong thời kỳ mang thai, thai phụ cần tăng từ 10-15 kg.
Dinh dưỡng thiết yếu trong suốt thời kỳ mang thai không những ảnh hưởng tới trẻ ngay lúc chào đời mà còn trong suốt thời kỳ trẻ thơ cũng như khi đã lớn khôn. Các chất không thể thiếu là:
- Chất đạm (Protein): Là yếu tố cấu trúc chính của cơ thể, các loại thức ăn hàng đầu có chứa đạm là: phômai, sữa, trứng, cá tươi, tôm càng xanh, thịt bò, heo... Ví dụ trong ngày, thai phụ có thể ăn 100gr phomai mềm, 100gr cá tươi, 75 gr thịt hoặc 3 quả trứng.
- Các loại ngũ cốc nguyên chất và các loại đường phức hợp: như bún, phở, cơm, hạt ngũ cốc hoặc hạt đậu nành, đậu trắng, đậu Hà Lan... Một ngày có thể ăn 25gr hạt ngũ cốc, 75gr bánh phở hoặc cơm, một lát bánh mì và 100gr đậu lăng.
- Các loại thức ăn có chứa canxi: phomai, sữa, cá mòi...
- Rau xanh, rau củ có màu vàng, đỏ và trái cây: rau cải, bó xôi, bông cải xanh, cà rốt, cà chua, ớt ngọt... Mỗi ngày có thể dùng 25 gr rau xanh, 50 gr dưa leo, 1 trái cam hoặc bưởi.
- Thức ăn có chứa vitamin C: ớt, cà chua, nho, chanh, dâu, lựu, bưởi...
- Các nguồn cung cấp chất khoáng và vitamin:
+ Vitamin A: Sữa, bơ, pho mai, cá có dầu, gan, trái cây màu xanh, màu vàng...
+ Vitamin B1: các loại ngũ cốc, hạt điều, đậu, các loại thịt hữu cơ, mộng ngũ cốc, men bia...
+ Vitamin B2: men bia, mộng ngũ cốc, thịt, rau xanh các loại.
+ Vitamin B3: thịt hữu cơ, trứng, đậu phộng.
+ Vitamin B5: thịt hữu cơ, các loại ngũ cốc, phomai...
+ Vitamin B6: men bia, các loại ngũ cốc, bột đậu nành, nấm, khoai tây, trái cây các loại…
+ Vitamin B12: thịt hữu cơ, cá, trứng, sữa...
+ Axi Folic: rau sống, đậu Hà Lan, bột đậu nành, cam, chuối, hạt bắp, trái dừa...
+ Vitamin D: sữa, cá có dầu, lòng đỏ trứng…
+ Vitamin E: mộng ngũ cốc, lòng đỏ trứng, đậu phộng...
+ Chất sắt: cật heo, bò; lòng đỏ trứng, thịt bò, bột bắp, đậu xanh, đen...
+ Chất kẽm: trong lớp cám lúa, trứng, các loại hạt...
Nên tránh một số loại thức ăn kẹo, chocolate, trái cây đóng hộp, thịt hộp, kem, si-rô, các loại thực phẩm chế biến sẵn có đường, nước sốt... nên dùng các loại thực phẩm tươi sống hoặc đông lạnh.

Thực đơn cho phụ nữ mang thai


Một chế độ ăn uống hợp lý khi mang thai cần phủ một mảng rộng các loại thực phẩm trong 5 nhóm thực phẩm cơ bản. Do vậy, hằng ngày bạn nên ăn theo một thực đơn gợi ý sau:
 Hơn 6 phần bánh mì, ngũ cốc, cơm gạo hoặc mì

Một phần tương đương một lát bánh mì, một cốc ngũ cốc pha chế sẵn, hoặc ½ cốc ngũ cốc chín, cơm hoặc mì luộc.

Nếu bạn là người hay hoạt động thể chất, nên ăn thêm (có thể lên đến 11 phần ăn nếu bạn rất thích vận động).

• 3 đến 5 suất rau cải

Một phần tương đương với một cốc rau lá sơ chế như rau muống hoặc rau diếp, hay ½ cốc rau đã chế biến.

• 2 đến 4 suất hoa quả

Một suất tương đương một miếng vừa các loại quả như táo, chuối hoặc cam; ½ tách hoa quả hoặc nước quả đóng hộp; ¼ tách hoa quả khô; hoặc ¾ cốc hoa quả tươi.

• 2 suất sữa, yogurt, hoặc pho mát


Một suất gồm 1 cốc sữa hoặc yogurt, 50 gam pho mát tự nhiên hoặc 100 gam pho mát kiểu Mỹ.

Nếu bạn dưới 18 tuổi và đang mang thai, bạn cần ít nhất là 3 suất sữa, yogurt và pho mát.

Hãy thường xuyên chọn các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo.

• 2 đến 3 phần thịt, cá, thịt trắng, đậu khô, trứng hoặc hạt dẻ

Một phần tương đương 100- 150 gam thịt, cá chín, kích thước cỡ một chiếc thẻ.

Một tách đậu chín hoặc 2 quả trứng

4 muỗng bơ đậu phộng hoặc 2/3 tách hạt dẻ cũng tương đương với một suất.

• Và ít nhất là 8 ly nước

Uống sữa, nước hoa quả nguyên chất, các thức uống không có cồn tương ứng với lượng nước uống mỗi ngày.
Theo Tìm Nhanh

Khi mang thai phụ nữ phải kiêng kị những gì?


Khi công năng tạng phủ của người mẹ bình thường, khí huyết thịnh vượng, thai nhi sẽ sinh trưởng, phát triển mạnh khỏe. Vì vậy, người mẹ mang thai cần ăn uống các thức giàu thành phần dinh dưỡng như: thịt nạc, trứng, cá, rau, hoa quả, thịt gia cầm, như vậy sẽ có lợi cho thai nhi phát triển bình thường.

Kiêng kị những thức kích thích
Khi mang thai, phụ nữ cần ăn uống các chất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, các thức giàu protein và trái cây, các thức ăn uống phải sạch. Cần kiêng ăn uống các thức có tính chất kích thích, kiêng thuốc lá, rượu, kiêng ăn uống thiên lệch. Bởi vì, sau khi thụ thai, sự sinh trưởng phát triển của thai nhi phải nhờ vào tinh huyết từ tạng phủ của người mẹ để nuôi dưỡng, cho nên công năng khí huyết của tạng phủ người mẹ mang thai có ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng, phát triển của thai nhi.
Khi công năng tạng phủ của người mẹ bình thường, khí huyết thịnh vượng, thai nhi sẽ sinh trưởng, phát triển mạnh khỏe. Vì vậy, người mẹ mang thai cần ăn uống các thức giàu thành phần dinh dưỡng như: thịt nạc, trứng, cá, rau, hoa quả, thịt gia cầm, như vậy sẽ có lợi cho thai nhi phát triển bình thường.
Nếu sau khi mang thai, người mẹ ăn uống thiên lệch thường xuyên, sẽ có thể làm giảm dinh dưỡng ở người mẹ, bất lợi cho sự hấp thụ dinh dưỡng và sinh trưởng phát triển của thai nhi. Nếu sau khi mang thai, người mẹ thường xuyên ăn uống các thức có tính chất kích thích như: hạt tiêu, ớt, tỏi, thì sẽ dẫn đến thấp nhiệt trong người mạnh lên, cũng như bất lợi cho sự sinh trưởng của thai nhi, nghiêm trọng hơn có thể gây ra dấu hiệu sinh non.
Người mẹ mang thai cần phải kiêng thuốc lá, rượu, nếu người mẹ uống rượu sẽ làm cho nồng độ cồn cao lâu dài ở tử cung, sẽ dễ trợ hỏa, sinh nhiệt, động huyết, có thể gây ra khuyết tật ở sọ, mặt, tay chân và tim của thai nhi, sẽ làm cho sự phát triển thể chất và tinh thần của thai nhi trong tử cung bị chậm lại. Ngộ độc cồn có thể làm tăng tỷ lệ phát bệnh sinh non và tỷ lệ thai nhi bị chết lưu trong bụng mẹ. Người mẹ mang thai dù hút thuốc nhiều hoặc hút thuốc thụ động, đều có thể dẫn đến quái thai hoặc sinh non, vì vậy đối với phụ nữ mang thai cần cấm hẳn việc hút thuốc và uống rượu.
Kiêng ăn quá mặn
Phụ nữ mang thai còn cần phải kiêng ăn quá mặn. Khi mang thai, do phản ứng của thai nghén, thấy nhạt miệng vô vị, nên thích ăn uống các thức có tính kích mạnh, thích ăn các thức mặn, nói chung người ta hay cho đó là chuyện bình thường, coi nhẹ việc kiêng ăn quá mặn của phụ nữ mang thai. Vì sao phải kiêng ăn quá mặn? Các nhà y học cho rằng, phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, tỳ và thận thường biểu hiện không đủ, công năng vận hóa giảm, thủy thấp dễ tích tụ bên trong, khí huyết không được khoan thai. Y học hiện đại cũng cho rằng, phụ nữ khi đã có thai, sẽ có những thay đổi đặc biệt về sinh lý như lượng natri, máu lưu trữ tương đối nhiều, những thay đổi đó trong tổ chức các tạng của cơ thể là nhằm thích ứng với yêu cầu sinh trưởng của thai nhi. Những thức quá mặn lại có hàm lượng muối tương đối cao, nếu được đưa vào nhiều sẽ làm cho thủy thấp tụ lại bên trong nặng hơn, lại dễ hại đến tỳ và thận, làm cho chức năng tỳ và thận giảm, gây ra sự giảm sút trong việc thu nạp năng lượng, tiểu tiện ít hơn, và các triệu chứng tim hồi hộp, làm buồn bực khó chịu. Y học hiện đại nhận thấy rằng: phụ nữ trong thời kỳ thai nghén lượng máu tuần hoàn tăng, quá trình thay cũ đổi mới cũng nhanh hơn, nhằm thích ứng với sự tuần hoàn của đế cuống rốn. Nếu lúc đó lại đưa vào thức ăn mặn quá nhiều, trữ lượng natri trong cơ thể sẽ tăng cao hơn nữa, và lượng muối cũng sẽ tăng tương ứng, điều đó chẳng những làm cho tim của phụ nữ mang thai phải gánh chịu nặng hơn, sẽ biểu hiện các triệu chứng: tim hồi hộp, lòng buồn bực khó chịu, lượng tiểu tiện giảm, nặng thì sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của thai nhi, như vậy cả phụ nữ mang thai và thai nhi đều bất lợi.
Sau khi mang thai vài tháng, các chất thải trong quá trình thay cũ đổi mới sẽ tăng lên, làm tăng gánh nặng cho thận tạng, ảnh hưởng đến công năng của tỳ và thận. Hơn nữa, lúc đó phần nhiều xuất hiện phù ở người và chân tay, nếu do tì hư là chính thì sẽ đồng thời thấy triệu chứng ăn ít, đại tiện phân nát, nếu do thận hư là chính thì thường kèm theo triệu chứng lưng mỏi, tay chân lạnh, tiểu tiện ngắn và ít, nếu do khí trệ thì thường thấy lòng buồn bực khó chịu, hông đầy trướng, đấy là chứng phù do thai nghén, y học Trung Quốc gọi đó là "Tử khí" (khí của con) "Tử thũng" (phù do con). Y học hiện đại cho rằng: thời kỳ thai nghén do sự thay đổi hormone, có thể làm cho nước và natri lưu trữ, ngoài ra ở thời kỳ này còn sinh ra thiếu máu do máu bị pha loãng, áp suất thẩm thấu của huyết tương giảm, tĩnh mạch dưới lồng ngực cản trở khi máu quay về làm cho lượng lưu thông máu tăng lên, những nhân tố ấy đều có thể dẫn đến thũng nước. Lúc đó cần phải giảm thấp lượng muối trong ăn uống, mỗi ngày chỉ dùng hạn chế muối từ 3-5g, để giảm trữ lượng nước và muối.
Cũng như y học Trung Quốc chủ trương ăn uống thanh đạm, yêu cầu ăn nhạt là chính. Hàng ngày có thể uống sữa đậu nành nhạt hoặc sữa đậu nành ngọt. Nếu trong thời gian phù không kiêng ăn mặn thì sẽ làm tăng trữ lượng nước và muối, khiến phù càng thêm nặng, các triệu chứng váng đầu, nhức đầu, ngực khó chịu, buồn nôn, ăn uống không thấy ngon. Nếu nghiêm trọng hơn, sẽ xuất hiện phù kèm theo huyết áp cao, tiểu đục như lòng trắng trứng, dẫn tới nguy hiểm cho con, trên lâm sàng xuất hiện triệu chứng nguy kịch: nhiễm độc thai nghén.
Vì vậy, phụ nữ trong thời gian mang thai, dù ở giai đoạn ban đầu, thời kỳ thũng nước hay thời kỳ huyết áp cao, đều phải kiêng ăn mặn, việc khống chế lượng muối đưa vào cơ thể là hết sức quan trọng.

Món bồi bổ cho Chị Em khi mới mang thai


Người phụ nữ khi mang thai, nhất là có thai lần đầu, thường bị thai hành rất khổ sở.Cũng có người ốm nghén nhẹ nhàng, nhưng cũng có rất nhiều chị em ốm nghén phải bỏ ăn, bỏ việc.
Dưới đây là những món ăn giúp chị em lấy lại sức khỏe khi bị thai hành.

Các thai phụ bị thai hành, trước tiên cần xử lý cho hết hoặc giảm tình trạng ốm nghén với bài thuốc chế biến từ những loại cây cỏ gồm: tía tô (30gr), cỏ mần trầu, hoắc hương, củ cỏ cú (mỗi loại 10gr), vỏ quýt (4gr), thuốc cứu (30gr). Đem tất cả nấu với 3 chén nước, nấu còn lại 8 phân, chia uống hết trong ngày đêm. Uống hằng ngày lúc nước thuốc nóng ấm.

Khi thai bớt hành, thai phụ có thể dùng những món sau để bồi bổ cơ thể:

Thịt dê nấu đậu hũ

- Thành phần: một miếng đậu hũ, 100gr thịt nạc dê, 5gr gừng, cùng lá tía tô, hành, muối, tiêu, bột ngọt.

- Cách làm: ướp gia vị những nguyên liệu trên, sau đó nấu với nửa lít nước, nấu đến chín, nêm nếm gia vị vừa dùng. Món này có công dụng ích khí, bổ huyết, thích hợp với những người mắc bệnh lao lực, phụ nữ suy nhược cơ thể, đau bụng, ói mửa.

Gan heo chiên cẩu khởi

- Nguyên liệu: 200gr gan heo, 20gr hạt cẩu khởi, 1 quả trứng gà, 100gr bột mì, cùng nước tương, rượu chát, giấm, dầu ăn.

- Cách làm: Gan thái miếng mỏng, cho giấm vào ngâm cho mềm gan rồi rửa lại, ướp với nước tương, rượu chát, tiêu. Hạt cẩu khởi giã nhỏ ướp vào gan heo. Lăn gan heo đã ướp qua trứng gà, rồi lăn tiếp qua bột khô và đem chiên. Hoặc làm theo cách khuấy bột mì với trứng gà và thêm một chút nước, rồi đem gan nhúng vào bột trước khi chiên vàng.

Tác dụng: Dưỡng máu, bổ gan, trị tình trạng chóng mặt, hoa mắt, chống đau lưng nhức mỏi.

Rau kim châm xào mộc nhĩ

- Nguyên liệu: 20gr mộc nhĩ (nấm mèo), 300gr rau kim châm tươi, cùng gia vị: muối, dầu ăn, bột ngọt, tiêu.

- Cách làm: mộc nhĩ ngâm nước rửa sạch, thái sợi. Rau kim châm rửa sạch bỏ nhụy. Bắc chảo dầu nóng cho tỏi phi thơm, cho mộc nhĩ, kim châm, gia vị và một chút nước vào xào đều tay.

Thường xuyên dùng món này sẽ có tác dụng an thần, tăng cường trí não... 

món ngon Để thai không bị suy dinh dưỡng


giáo sư Từ Giấy - nhà dinh dưỡng học quen thuộc với chúng ta vẫn thường nói: Chúng ta đã có nhiều hoạt động chăm sóc những người cao tuổi. Nhưng sẽ là quá muộn nếu lo cho các cụ ở tuổi đã cao. Hãy chăm sóc tất cả mọi người từ lúc còn bé thơ và ngay khi còn trong bụng mẹ.
Thế nào là thai suy dinh dưỡng (SDD)?

Thai SDD còn được gọi bằng một tên khác là “thai chậm phát triển trong dạ con”. Đó là những thai đẻ ra có thể đủ tháng, có thể thiếu tháng (hoặc non tháng) nhưng cân nặng của thai không đạt được mức độ trung bình thấp nhất của các thai ở lứa tuổi thai đó. Ví dụ với thai đủ tháng nếu cân nặng dưới 2.500g thì thai đó là SDD.

Cần phân biệt thai SDD với thai suy. Thai suy là tình trạng thai nhi bị thiếu ôxy (dưỡng khí) khi còn trong bụng mẹ. Thai có cân nặng bình thường hay nhẹ cân đều có thể bị suy khi máu mẹ không cung cấp đủ lượng ôxy cần thiết để nuôi dưỡng nó.

Cũng cần phân biệt thai SDD với thai non tháng vì cả hai loại này đều có cân nặng dưới mức trung bình thấp của thai đủ tháng. Ví dụ thai đẻ ra ở tuần 36, nếu cân nặng 2.400g hoặc hơn thì chỉ là thai non đơn thuần, không bị SDD nhưng cũng tuổi thai này cân nặng chỉ 2.100g hoặc thấp hơn thì thai đó vừa non tháng vừa SDD.

Tại sao thai bị SDD?

Nguyên nhân thai bị SDD có nhiều: Nguyên nhân từ mẹ, do bản thân thai nhi và có khi do bất thường ở các phần phụ của thai như rau thai, dây rốn.

Về phía mẹ: Nhiễm độc thai nghén, tăng huyết áp, các bệnh thận, bệnh tim, thiếu máu, tiểu đường, tình trạng ăn uống kém, ăn không đủ no về chất hoặc cả về lượng kéo dài (đói ăn); các bà mẹ nghiện rượu, nghiện thuốc lá, ma túy; các bà mẹ phải lao động quá sức, luôn phải sống trong tình trạng lo âu căng thẳng, sợ hãi đều có thể làm cho thai bị SDD.

Về phía con: Tình trạng chửa nhiều thai (thai đôi, thai ba...), thai bị nhiễm khuẩn, nhiễm virut ngay khi còn trong bụng mẹ, các thai có dị tật di truyền ở nhiễm sắc thể... cũng có thể làm cho thai phát triển chậm trong dạ con.

Về phía các bất thường của phần phụ thai nhi như rau tiền đạo, rau bong non một phần khi có thai, các u máu ở rau, các bất thường về dây rốn như dây rốn bám màng, khuyết tật chỉ có một động mạch rốn đơn độc...

Ngoài ra, còn khoảng 20-30% các trường hợp thai SDD không rõ nguyên nhân. Có điều một bà mẹ lần trước có thai đã SDD, thì lần có thai sau cũng dễ lặp lại tình trạng đó.

Làm sao biết thai đã bị SDD?

Thai bị SDD không có các triệu chứng rõ rệt trên cơ thể người mẹ, do đó khó chẩn đoán. Khi khám thai, người nữ hộ sinh thường chỉ thấy bụng bà mẹ nhỏ, chiều cao dạ con phát triển không phù hợp với tuổi thai. Ví dụ một thai đủ tháng, chiều cao dạ con đo từ xương mu trở lên phía rốn ít nhất cũng phải bằng hoặc lớn hơn 30cm nhưng nếu khi khám chỉ đo được 26-27cm thì phải nghĩ đến thai bị SDD. Mỗi tuổi thai có một chiều cao dạ con tương ứng với nó, ví dụ khi chiều cao dạ con 28cm ở người có thai khoảng 8 tháng (33-34 tuần) là bình thường, nhưng nếu là ở người có thai đủ tháng thì là thai SDD. Vì thế các bà mẹ luôn phải nhớ đúng ngày có kinh lần cuối trước khi có thai của mình để từ đó thầy thuốc tính được tuổi thai một cách chính xác. Ở các chuyên khoa sản, người ta có thể dùng các máy hiện đại (siêu âm) để giúp chẩn đoán và theo dõi tuổi thai và sự phát triển của thai. Tuy nhiên các dấu hiệu dạ con nhỏ, chiều cao dạ con thấp so với tuổi thai vẫn là dấu hiệu chính để phát hiện, chẩn đoán thai SDD.

Nguy hại của thai SDD

Thai SDD có thể coi như thai đã bị ốm yếu ngay khi còn trong bụng mẹ, thậm chí có thể gây tử vong cho thai (thai chết lưu). Nếu đẻ ra thì thai SDD cũng dễ ốm đau, quặt quẹo, khó nuôi, đặc biệt khi thai SDD kết hợp với non tháng thì tiên lượng cho con càng xấu, tử vong sơ sinh sẽ rất cao. Thai SDD nếu nuôi được cũng thường phát triển chậm cả về thể chất lẫn tinh thần.

Làm thế nào để thai không bị SDD?

Trước hết về phía bà mẹ, khi có thai cần được ăn no, ăn đủ chất cần thiết cho sự phát triển của bào thai như các loại thịt, đậu, trứng, sữa, tôm, cá, các rau quả tươi. Cần uống thêm viên sắt từ khi có thai đến sau khi đẻ để chống thiếu máu. Ngoài chế độ dinh dưỡng còn cần một chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mọi lo âu phiền muộn trong cuộc sống. Bà mẹ không uống rượu và hút thuốc lá, thuốc lào khi có thai.

Thực hiện kế hoạch hóa gia đình: đẻ thưa, không nên đẻ khi còn ít tuổi (dưới 18) và khi đã lớn tuổi (trên 35) cũng sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng thai SDD.

Khi đã có thai, bà mẹ phải được khám thai định kỳ đều đặn (1 tháng/lần) để thầy thuốc kịp thời phát hiện các bất thường về thai nghén và sự phát triển của thai từ đó có thể tư vấn cho bà mẹ cách chăm sóc sức khỏe để thai không bị SDD. 

Phụ nữ mang thai không nên ăn lạc


Ăn lạc trong thời gian mang thai sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng cho trẻ nhỏ sau này. Việc sử dụng những loại thực phẩm này làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng cho em bé.
Mới đây, một nhóm các nhà nghiên Canada thuộc bệnh viện Ste Justine ( Montreal) cho biết ăn lạc trong thời gian mang thai và cho con bú cũng không tốt cho sức khỏe của em bé.

Anne Desroches, bác sĩ dị ứng, cùng các đồng sự đã tiến hành nghiên cứu trong vòng 7 năm nhằm tìm ra các yếu tố là nguyên nhân xuất hiện bệnh dị ứng.

Kết quả cho thấy việc ăn lạc trong quá trình mang thai làm sẽ làm nguy cơ mắc bệnh dị ứng của đứa trẻ sau này cao gấp 4 lần. Ngoài ra, việc sử dụng loại thực phẩm này khi cho con bú cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh cho đứa trẻ.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết sữa mẹ không thể giúp cho con trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh dị ứng.

Mặc dù, lạc là nguồn cung cấp axit folic, chất không thể thiếu cho việc phát triển nơ ron thần kinh ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ta vẫn có thể thay thế loại thực phẩm này bằng đậu Hà Lan, loại thực phẩm này có chứa axit folic nhiều hơn và ít chất béo hơn.