Khóa học | Trang điểm cô dâu:
'via Blog this'
Món ngon thường ngày, món ngon hàng ngày, món ngon
Thursday, August 16, 2012
Wednesday, August 8, 2012
Các bài thuốc dân gian chữa mất ngủ
1.
Táo chua
Dùng 50g hạt táo chua, giã nhỏ. Đun sôi kỹ
với 300ml nước trong 15 phút. Dùng nước này uống hàng ngày trước khi đi ngủ
giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Tinh dầu có trong hạt táo có tác dụng dưỡng
não, an thần.
2.
Quả nhãn
Lấy 100g cùi nhãn tươi với 200ml nước, nấu
thành canh, để nguội. Dùng hàng ngày, trước khi đi ngủ 30phút.
Canh từ cùi nhãn tươi giúp cho việc lưu
thông máu lên não trở nên dễ dàng, tránh suy nhược thần kinh, giúp giảm căng
thẳng và đau đầu.
3.
Hoa bách hợp (hoa loa kèn)
Hấp chín 200gram hoa bách hợp. Cho thêm 1
lòng đỏ trứng gà và 50 gram đường phèn rồi trộn đều.
Sau đó tiếp tục hấp cách thuỷ trong vòng 10 phút.
Nên dùng nóng trước khi đi ngủ 1 tiếng.
Hoa bách hợp có tính hàn, giúp ngủ ngon và
điều hoà hoạt động của hệ thần kinh. Dùng thường xuyên có thể tránh được các
bệnh như: đau đầu, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ…
4.
Táo đỏ
Dùng 200 gram táo đỏ tươi và 500ml nước, sắc
lấy nước. có thể dùng nước này thay nước uống hàng, giúp bổ thận, mát gan,
tinh thần thoải mái.
5.
Quế
Lấy 10gram quế khô trộn với 100 gram hạt sen
tươi và 300ml nước. Nấu kĩ thành canh. Có thể cho thêm một chút đường phèn.
Quế và hạt sen có tác dụng an thần, ngủ
ngon, dưỡng sắc. Người già, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh nên thường xuyên dùng
loại canh này.
6.
Đậu xanh
Dùng 50gram đậu xanh và 10 gram đường phèn
nấu kỹ với 200ml nước. Dùng khi còn nóng. Khi dùng có thể cho thêm chút sữa.
Món canh này thích hợp với mọi người, nhất
là những người mất ngủ lâu ngày, hoặc thường xuyên phải làm việc căng thẳng.
|
Khi nào thì siêu âm
Dù có siêu âm thai, bạn
cũng sẽ khó phát hiện bệnh down và một số dị tật do bất thường nhiễm sắc thể
khác nếu bỏ qua thời điểm 12-14 tuần.
Bác sĩ Trần Danh Cường, Phó giám đốc Trung tâm chẩn đoán trước sinh, Bệnh
viện Phụ sản Trung ương, cho biết tỷ lệ thai nhi dị dạng ở Việt Nam hiện là 3%,
hay gặp nhất là dị tật ở hệ thống thần kinh, đầu - mặt - cổ, ngực -bụng. Siêu
âm là cách hiệu quả và đơn giản để phát hiện các khiếm khuyết này. Theo bác sĩ Cường, có 3 lần siêu âm được coi là bắt buộc để xác định thai có bình thường hay không, đó là:
12-14 tuần: Ở thời điểm
này, siêu âm giúp tính tuổi thai cực kỳ chính xác. Ngoài ra, đây cũng là thời
điểm duy nhất có thể đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường
nhiễm sắc thể nguy hiểm (gây bệnh down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ
hoành...). Ngoài 14 tuần, việc đo này sẽ không còn chính xác nữa. Nếu khoảng
sáng sau gáy tăng, vào tuần thứ 18, thai phụ cần được chọc ối để chẩn đoán bệnh
down và siêu âm hình thái xem có dị dạng hay không.
21-24 tuần: Nếu người mẹ không quá béo, máy siêu âm tốt và trình độ bác sĩ ổn thì việc siêu âm lúc này có thể giúp phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng. Lần siêu âm này rất quan trọng vì nếu cần đình chỉ thai nghén thì phải làm trước tuần thứ 28. Sau thời gian đó, nếu kích thích đẻ non thì thai dị tật vẫn có thể sống, và việc chẩn đoán trước sinh sẽ không còn ý nghĩa.
30-32 tuần: Lần siêu âm này giúp phát hiện một số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc của não. Ngoài ra, siêu âm lúc 30-32 tuần cũng giúp nhận biết tình trạng phát triển chậm trong tử cung - một nguyên nhân gây suy thai và ngạt sau đẻ.
Ngoài 3 lần xét nghiệm trên, bác sĩ Trần Danh Cường cũng khuyến cáo, tất cả các thai phụ nên làm xét nghiệm sàng lọc mang tên Triple test, giúp dự đoán nguy cơ dị dạng nhiễm sắc thể của thai. Nếu kết quả dưới 1/125 thì có thể yên tâm là em bé hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm này chính xác đến 95,5%, tuy nhiên cũng chỉ có giá trị khi được thực hiện vào tuần thai 14-17. Chi phí cho một lần làm Triple test là 250.000 đồng.
Không phải phòng siêu âm nào cũng phát hiện được dị tật thai
Bác sĩ Cường khẳng định, không phải phòng khám nào có máy và bác sĩ siêu âm cũng có thể chẩn đoán dị tật thai nhi. Việc đo khoảng sáng sau gáy hay siêu âm hình thái đều phải được đào tạo chuyên môn riêng. Trong khi đó, các trường y ở ViệtNam
hiện chưa có môn này.
Hiện nay các cơ sở chuyên về sản khoa hay trung tâm khám bệnh lớn thường có bác sĩ có chuyên môn về siêu âm chẩn đoán dị tật thai nhi. Còn những cơ sở y tế khác, đặc biệt là các tỉnh, rất ít bác sĩ đủ khả năng trong lĩnh vực này. Mặt khác, để siêu âm hình thái thai nhi, thời gian thực hiện ít nhất phải là 10-15 phút để rà soát hết các cơ quan. Trong khi đó, các phòng siêu âm thông thường hiện nay chỉ làm trong 5-6 phút, đo các chỉ số cơ bản như cân nặng, tim thai, chiều dài xương đùi, kích thước lưỡng đỉnh, ngày dự sinh...
Đó là nguyên nhân khiến khá nhiều trẻ dị tật nặng vẫn được sinh ra, nhất là tại các địa phương mà hệ thống y tế chưa phát triển. Nhiều bà mẹ mặc dù đi khám và siêu âm nhiều lần khi mang thai nhưng đến tận khi con ra đời mới biết trẻ có tật khó sống. Trường hợp hai bé sinh đôi có chung một thân mình, tim, cột sống và cơ quan sinh dục ra đời ở Hải Dương (đã tử vong cuối tháng 5) là một ví dụ.
21-24 tuần: Nếu người mẹ không quá béo, máy siêu âm tốt và trình độ bác sĩ ổn thì việc siêu âm lúc này có thể giúp phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng. Lần siêu âm này rất quan trọng vì nếu cần đình chỉ thai nghén thì phải làm trước tuần thứ 28. Sau thời gian đó, nếu kích thích đẻ non thì thai dị tật vẫn có thể sống, và việc chẩn đoán trước sinh sẽ không còn ý nghĩa.
30-32 tuần: Lần siêu âm này giúp phát hiện một số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc của não. Ngoài ra, siêu âm lúc 30-32 tuần cũng giúp nhận biết tình trạng phát triển chậm trong tử cung - một nguyên nhân gây suy thai và ngạt sau đẻ.
Ngoài 3 lần xét nghiệm trên, bác sĩ Trần Danh Cường cũng khuyến cáo, tất cả các thai phụ nên làm xét nghiệm sàng lọc mang tên Triple test, giúp dự đoán nguy cơ dị dạng nhiễm sắc thể của thai. Nếu kết quả dưới 1/125 thì có thể yên tâm là em bé hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm này chính xác đến 95,5%, tuy nhiên cũng chỉ có giá trị khi được thực hiện vào tuần thai 14-17. Chi phí cho một lần làm Triple test là 250.000 đồng.
Không phải phòng siêu âm nào cũng phát hiện được dị tật thai
Bác sĩ Cường khẳng định, không phải phòng khám nào có máy và bác sĩ siêu âm cũng có thể chẩn đoán dị tật thai nhi. Việc đo khoảng sáng sau gáy hay siêu âm hình thái đều phải được đào tạo chuyên môn riêng. Trong khi đó, các trường y ở Việt
Hiện nay các cơ sở chuyên về sản khoa hay trung tâm khám bệnh lớn thường có bác sĩ có chuyên môn về siêu âm chẩn đoán dị tật thai nhi. Còn những cơ sở y tế khác, đặc biệt là các tỉnh, rất ít bác sĩ đủ khả năng trong lĩnh vực này. Mặt khác, để siêu âm hình thái thai nhi, thời gian thực hiện ít nhất phải là 10-15 phút để rà soát hết các cơ quan. Trong khi đó, các phòng siêu âm thông thường hiện nay chỉ làm trong 5-6 phút, đo các chỉ số cơ bản như cân nặng, tim thai, chiều dài xương đùi, kích thước lưỡng đỉnh, ngày dự sinh...
Đó là nguyên nhân khiến khá nhiều trẻ dị tật nặng vẫn được sinh ra, nhất là tại các địa phương mà hệ thống y tế chưa phát triển. Nhiều bà mẹ mặc dù đi khám và siêu âm nhiều lần khi mang thai nhưng đến tận khi con ra đời mới biết trẻ có tật khó sống. Trường hợp hai bé sinh đôi có chung một thân mình, tim, cột sống và cơ quan sinh dục ra đời ở Hải Dương (đã tử vong cuối tháng 5) là một ví dụ.
Phòng chống suy dinh dưỡng bào thai
Người ta cho rằng có 4 yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển của bào thai, tác động đến sức khỏe sau này của đứa trẻ, mà chỉ cần có lời khuyên cho người mẹ cũng có thể đem lại kết quả đáng kích lệ. Đó là:
Tuổi tác
của người mẹ
Cơ thể của con người được phát triển và lớn lên trong một quá trình rất dài cho đến 25 tuổi mới thực sự ngừng lớn và phát triển hoàn toàn, với người phụ nữ cũng vậy. Tuy nhiên với cơ thể của phụ nữ thì tuổi 30 trở đi đã bắt đầu có hiện tượng thoái hóa, già cỗi dần.
Chính vì vậy thời gian thực hiện thiên chức sinh sản, sinh con tốt nhất của người phụ nữ là từ 25 đến 30 tuổi. Nếu đẻ sớm hơn, đẻ trước 25 tuổi sẽ làm cho cơ thể người mẹ ngừng lớn, ngừng phát triển, vì phải chia sẻ phần mình cho cái thai. Chính vì vậy, ở các nước nghèo, chậm phát triển, đặc biệt là các nước phương đông, châu Á, do tục lệ gả chồng sớm cho con gái, đã làm cho phụ nữ thấp bé, còi cọc, đứa trẻ đẻ ra cũng dễ bị còi cọc cho dù người chồng có cao to. Điều này có nghĩa là tầm vóc, chiều cao của người mẹ sẽ quyết định tầm vóc, chiều cao của các con. Tầm vóc phụ thuộc vào tuổi của người mẹ lúc mang thai. Tuổi của người mẹ không những ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ, mà còn có thể vì tuổi quá lớn vẫn sinh con sẽ dễ đẻ ra những đứa trẻ không bình thường, bị dị tật bẩm sinh, điển hình là hội chứng Down, tim bẩm sinh, hở hàm ếch, sứt môi, nên sau 35 tuổi sinh đẻ sẽ không an toàn.
Sức khỏe của bà mẹ
Cần chăm sóc thai nhi ngay từ đầu để có những đứa trẻ khỏe mạnh cả về thể chất và trí tuệ sau này.
Sức khỏe của mẹ sẽ quyết định sức khỏe của con. Nếu mẹ khỏe mạnh sẽ đẻ ra những đứa con khỏe mạnh. Trong thời gian có thai, nếu mẹ bị cúm, sốt phát ban, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp, sẽ dễ đẻ ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh. Khi mẹ đang có những bệnh mạn tính như sốt rét, viêm gan, thấp tim, phù thận, cần phải chữa khỏi bệnh rồi mới mang thai. Có những bệnh của người mẹ có khả năng lây truyền cho con như giang mai, HIV/AIDS, vì vậy cần khám sức khỏe, nếu thực sự an toàn khỏe mạnh hãy sinh con.
Có một số bệnh di truyền, mẹ mang các gen bệnh trong người nhưng vì thể ẩn nên không biểu hiện thành bệnh (như một số các bệnh nột tiết và di truyền, chuyển hóa). Trong trường hợp này bà mẹ cần đến gặp các thầy thuốc nhi khoa về di truyền học, nội tiết học để có lời khuyên và những biện pháp chẩn đoán sớm, cái thai nào là lành mạnh nên để sinh, cái thai nào mang mầm bệnh cần chấm dứt sớm để không đẻ ra những đứa con mang bệnh.
Dinh dưỡng của người mẹ
Thời kỳ trẻ còn trong bào thai, dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc vào dinh dưỡng của mẹ. Nguồn dinh dưỡng của mẹ, sẽ theo máu, qua rau thai đến cung cấp cho con. Vì vậy khi có thai mẹ vừa ăn cho mình, vừa ăn cho con.
Thành phần dinh dưỡng lúc này không phải chỉ cần có số lượng, ăn nhiều và đủ mà mẹ phải ăn có chất mới bảo đảm sự phát triển của bào thai. Ví dụ, mẹ chỉ ăn đủ no, nhưng bữa ăn toàn chất bột, cơm ngô khoai sắn. Đứa con cũng sẽ to, nhưng chiều cao sẽ ngắn, lớn lên sẽ thấp lùn. Vì để cấu tạo nên bộ khung xương, cơ thể của trẻ cần có chất đạm, đó là thịt, trứng, đậu, tôm, cá. Những chất này sẽ xây dựng các tổ chức cơ quan cho trẻ như hệ thống não thần kinh trung ương, tim, gan, phổi, bộ máy tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu,...
Mẹ cần phải ăn đủ rau xanh, hoa quả vì trong đó sẽ cho nhiều chất khoáng như sắt, đồng, kẽm, canxi, photpho cũng như các loại vitamin, nếu thiếu những thứ này sẽ bị thiếu máu, còi xương, thiếu vitamin A, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ, còi xương, mù lòa do thiếu vitamin A, v.v...
Ở những nước phát triển, không chờ đến khi có thai mới đặt vấn đề chăm sóc bà mẹ mà việc chăm sóc này được làm sớm hơn nhiều, ngay từ khi còn là một bé gái (bảo đảm ăn uống đủ chất để cơ thể phát triển cân đối, tầm vóc cao khỏe), có thế mới có được một thế hệ tương lai khỏe mạnh hơn.
Điều kiện lao động của mẹ khi mang thai và cho con bú
Bình thường, khi chúng ta lao động đã phải tiêu hao năng lượng, lao động càng nặng thì tiêu hao năng lượng càng nhiều. Khi có thai, ngoài năng lượng tiêu hao do lao động người mẹ còn phải dành một phần đáng kể năng lượng cho phát triển thai nhi và dự trữ để sinh sữa cho con bú sau này.
Cuối thai kỳ (tức sau 9 tháng 10 ngày), bà mẹ phải tăng cân được 12kg trở lên, 3 tháng đầu chỉ tăng 1kg, 3 tháng thứ hai tăng 5kg, 3 tháng cuối mỗi tháng tăng 2kg. Số cân nặng này chia cho bào thai, rau thai, nước ối, và máu hết 7,5kg, 5kg còn lại được chuyển vào mô mỡ dự trữ để tiết sữa nuôi con.
Nếu mẹ chỉ tăng được 6-7kg trong thời kỳ mang thai như chị em phụ nữ ta hiện nay thì sau sinh con, mẹ không còn gì để sinh sữa. điều này đã giải thích vì sao ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều bà mẹ bị ít sữa, mất sữa sớm, không có sữa để nuôi con.
Tóm lại, 4 yếu tố trên đây rất có ý nghĩa quyết định đến phát triển bào thai, sức khỏe đứa trẻ lúc ra đời, sức khỏe thể chất và trí tuệ lâu dài sau này.
Không nên ăn cá biển trong thời kỳ mang thai
Trường
Đại học Bắc Carolina (Mỹ) kiểm tra thấy có 24 loại cá họ kiếm thường bán ở các
chợ và siêu thị và được người tiêu dùng mua thường xuyên, có chứa lượng thuỷ
ngân cao quá mức cho phép.
Vì
vậy, nhóm kiểm tra rất mong các siêu thị nên dán khuyến cáo để người tiêu dùng
suy nghĩ kỹ trước khi mua cá. Thậm chí, các nhà chức trách trong bang đã khuyến
cáo phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ nên tránh sử dụng các loại cá có
hàm lượng thuỷ ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu... vì chúng khiến trẻ bị
suy nhược và kém phát triển; gây ra bệnh tim, vấn đề hệ thần kinh và thận ở
người lớn.
Cá chép - thức ăn lý tưởng của phụ nữ có thai
Theo
các sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở
loét..., là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu
phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận.
Một số món ăn bài thuốc từ cá chép:
Cá chép hầm gạo nếp: Có tác dụng an thai, bổ khí huyết, ôn tỳ vị, trừ mỏi mệt, thiếu máu, lợi sữa. Cá chép một con 250 g, gừng một lát, gạo nếp 200 g. Cá luộc chín tẩm rượu rồi cho táo gừng vào cháo nhừ.
Canh cá chép với táo: Kiện tỳ, dưỡng huyết, trợ thai sinh trưởng. Cá chép một con 500 g, đại táo 40 g. Cá làm sạch cho táo, cho ít muối vào nấu chín. Ăn cả và uống dần nước canh. Ăn tuần một lần, liên tục 2-3 lần.
Cá chép nấu canh đậu đỏ (hạt nhỏ): An thai bổ máu, lợi tiểu tiêu thũng. Cá chép để nguyên vảy một con 500 g, nấu cùng 150 g đậu đỏ cho nhừ để ăn cái và nước.
Cháo cá chép đậu xị: Có tác dụng an thai, lợi tiểu, kiện tỳ, dưỡng vị. Cá chép một con 500 g, đậu xị 10 g, hành 2 cây, gạo nếp 200 g. Luộc cá lấy nước, cá bỏ xương, nấu cháo. Cháo nhừ cho đậu xị, hành, nấu sôi lại, chia 2 lần để ăn.
Cá chép, a giao chữa động thai: Cá chép một con 500 g, a giao (sao) 20 g, gạo nếp 100 g, nước vừa đủ, nấu cháo gần chín cho gừng, vỏ quýt, muối. Ăn liền một tuần thì khỏi.
Cháo cá chép, rễ gai: Có tác dụng an thai chữa mỏi lưng, phù thũng: Cá chép tươi một con (400-500 g), rễ cây gai 15 g, gạo nếp 100 g, cá chép làm sạch nấu lấy nước bỏ xương. Rễ gai sắc lấy nước bỏ bã. Lấy nước cá, nước rễ gai nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần, một liệu trình 3-5 ngày.
Cháo cá chép, hành, nghệ: Có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, lợi sữa: Cá chép một con 500 g, gạo tẻ 100 g, 2 cây hành, bột nghệ, rượu vang, gia vị. Cá chép làm sạch ướp rượu, bột nghệ, rồi luộc chín lóc bỏ xương lấy nạc và nước. Nấu cháo nhừ mới cho nước luộc cá, hành, gia vị vào, nấu sôi lại. Ăn vào buổi sáng và tối (trong Bản thảo cương mục không dùng nghệ mà lại dùng gừng và trần bì).
Canh cá chép, đẳng sâm, hoàng kỳ: Bổ tỳ, kiện vị, lợi tiểu, tiêu phù, an thai, lợi sữa. Cá chép một con 500 g làm sạch, đẳng sâm 15 g, hoàng kỳ 50 g, cho vào túi rồi cùng cá nấu canh (để lửa nhỏ, lâu cho nhừ).
Canh cá chép, bạch truật: Kiện tỳ, lợi thủy, dưỡng huyết, an thai. Cá chép một con 500 g, bạch truật 15 g, phục linh 15 g, đương quy, bạch thược, gừng tươi mỗi thứ 10 g. Cá chép đánh vảy bỏ ruột, mang. Các vị thuốc bỏ vào túi vải, cùng nước 1.500 ml, cá nấu chín. Ăn cá uống canh.
Canh cá chép đen: Kiện tỳ, thảm thấp, lợi tiểu, hết phù, an thai. Cá chép đen một con khoảng 500 g, xích tiểu đậu 100 g, bạch truật 20 g, tang bạch bì 15 g, trần bì 10 g, hành hoa 3 cây. Cá chép làm sạch. Trước hết nấu xích tiểu đậu với 2 lít nước cho nở. Các vị thuốc khác cho vào túi vải rồi cho cá cùng vào nồi có đậu, ninh đến khi đậu nhừ thì cho hành, không cho muối. Ăn cá trước rồi ăn đậu, sau uống canh, ngày 3 lần thì hết.
Canh cá chép đỗ trọng: Ôn dương, bổ thận, lợi tiểu, tiêu thũng, chữa phù, đau lưng. Đuôi cá chép to 500 g, đỗ trọng 30 g, câu kỷ tử 30 g, can khương (gừng khô) 10 g. Cá chép làm sạch nấu chung với túi bỏ 3 vị thuốc. Hầm một giờ chia 2 lần ăn trong ngày cả cá và nước (bỏ bã thuốc), cũng có thể ăn hằng ngày hoặc cách ngày. Ăn 5-7 lần liền, nghỉ một thời gian rồi dùng tiếp.
Hải sản trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai: ăn gì, ăn như thế nào?
Cá
và các loại hải sản khác như tôm, cua… là một phần quan trọng trong chế độ ăn
uống của người phụ nữ đang mang thai. Chúng là nguồn thực phẩm có hàm lượng
protein cao, chất béo thấp, acid omega-3 cao cùng nhiều chất dinh dưỡng khác.
Đây là một loại thực phẩm rất tốt cho phụ nữ, những người chuẩn bị có thai,
đang có thai hoặc khi đang nuôi con nhỏ.
Tuy nhiên, không phải tất cả đều có lợi. Ăn những loại nào, ăn bao nhiêu thì tốt nhất là điều cần phải quan tâm. Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra 5 lời khuyên sau trong việc đưa hản sản vào thực đơn của người phụ nữ mang thai:
1/ Không ăn cá mập, cá kiếm, cá thu đại dương, cá cờ bởi chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao.
2/ Ăn khoảng từ 300-400g/2-3 bữa/tuần. 5 loại hải sản có thể ăn thường là: tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá po-lắc và cá trê biển.
3/ Ăn chung, thay đổi các loại hải sản trên.
4/ Không ăn cùng một loại quá nhiều trong một tuần.
5/ Có thể dùng chung với cá nước ngọt.
Subscribe to:
Posts (Atom)